Trung Quốc: Nhật Bản nên làm quen với sự xuất hiện của H-6K

Trung Quốc: Nhật Bản nên làm quen với sự xuất hiện của H-6K

(Kiến Thức) - Căng thẳng Trung-Nhật một lần nữa leo thang khi phi đội máy bay quân sự gồm cả máy bay ném bom lẫn trinh sát điện tử Trung Quốc áp sát không phận Nhật Bản.

Xem toàn bộ ảnh
Theo Sputnik đưa tin cho hay, vào cuối tuần trước Trung Quốc đã triển khai các máy bay ném bom H-6K và cả máy bay trinh sát điện tử Tu-154MD cùng một loạt chiến đấu cơ của nước này đã bay sát khu vực  eo biển Miyako của Nhật Bản, buộc Tokyo phải điều các chiến đấu cơ lên trên không để đánh chặn. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo Sputnik đưa tin cho hay, vào cuối tuần trước Trung Quốc đã triển khai các máy bay ném bom H-6K và cả máy bay trinh sát điện tử Tu-154MD cùng một loạt chiến đấu cơ của nước này đã bay sát khu vực eo biển Miyako của Nhật Bản, buộc Tokyo phải điều các chiến đấu cơ lên trên không để đánh chặn. Nguồn ảnh: Sputnik.
Sự việc trên đã dấy lên mối lo ngại từ phía Nhật Bản mặc dù các máy bay của Trung Quốc bay ngoài không phận quốc tế, nhưng các chiến đấu cơ thậm chí là cả máy bay ném bom của Bắc Kinh đang ngày áp sát vùng trời của Toyko khiến nước này không thể làm ngơ hơn được nữa. Nguồn ảnh: Sina.
Sự việc trên đã dấy lên mối lo ngại từ phía Nhật Bản mặc dù các máy bay của Trung Quốc bay ngoài không phận quốc tế, nhưng các chiến đấu cơ thậm chí là cả máy bay ném bom của Bắc Kinh đang ngày áp sát vùng trời của Toyko khiến nước này không thể làm ngơ hơn được nữa. Nguồn ảnh: Sina.
Căng thẳng càng trở nên phức tạp hơn khi trước đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng rằng, "Toyko không nên thử làm bất cứ điều gì và hãy tập làm quen với điều này". Còn eo biển Miyako (trong hình) là khu vực nằm giữa hai quần đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, nhưng nó lại là cửa ngõ giúp Không quân lẫn hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Căng thẳng càng trở nên phức tạp hơn khi trước đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng rằng, "Toyko không nên thử làm bất cứ điều gì và hãy tập làm quen với điều này". Còn eo biển Miyako (trong hình) là khu vực nằm giữa hai quần đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, nhưng nó lại là cửa ngõ giúp Không quân lẫn hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Thanh Niên.

Với việc Trung Quốc chơi "đúng luật" khi chỉ áp sát không phận Nhật Bản ở vùng biển quốc tế, thì điều duy nhất Tokyo có thể làm là điều các chiến đấu cơ của mình lên hộ tống. Tuy nhiên hành động này cũng thể hiện việc trong tương lai Trung Quốc chắc chắn sẽ có những chuyến bay tương tự như cuối tuần trước. Nguồn ảnh: Business Insider.
Với việc Trung Quốc chơi "đúng luật" khi chỉ áp sát không phận Nhật Bản ở vùng biển quốc tế, thì điều duy nhất Tokyo có thể làm là điều các chiến đấu cơ của mình lên hộ tống. Tuy nhiên hành động này cũng thể hiện việc trong tương lai Trung Quốc chắc chắn sẽ có những chuyến bay tương tự như cuối tuần trước. Nguồn ảnh: Business Insider.
H-6K là dòng máy bay ném bom hiện đại nhất Trung Quốc, được trang bị các loại vũ khí tấn công tầm xa do đó việc nó bay gần eo biển Miyako của Nhật Bản hầu như chỉ mang tính thị uy hơn là thực hiện một hoạt động quân sự rõ ràng. Nguồn ảnh: Business Insider
H-6K là dòng máy bay ném bom hiện đại nhất Trung Quốc, được trang bị các loại vũ khí tấn công tầm xa do đó việc nó bay gần eo biển Miyako của Nhật Bản hầu như chỉ mang tính thị uy hơn là thực hiện một hoạt động quân sự rõ ràng. Nguồn ảnh: Business Insider
Về thiết kế mỗi máy bay ném bom H-6K có khả năng mang theo tối đa tới 9 tấn vũ khí các loại. Trong đó có cả các loại bom thông minh có dẫn đường như GB6, BBC5, GB2A, GB5,... Nguồn ảnh: Janes.
Về thiết kế mỗi máy bay ném bom H-6K có khả năng mang theo tối đa tới 9 tấn vũ khí các loại. Trong đó có cả các loại bom thông minh có dẫn đường như GB6, BBC5, GB2A, GB5,... Nguồn ảnh: Janes.
Trong sự cố vào cuối tuần vừa rồi không chỉ Nhật Bản, mà Đài Loan cũng lên tiếng cảm thấy lo ngại về các hoạt động quân sự gần đây của Trung Quốc trong khu vực. Phía Đài Loan cho rằng, Trung Quốc đang "bắt chước" chiến lược Mỹ, sử dụng máy bay ném bom và máy bay do thám để gây sức ép lên các quốc gia trong khu vực. Nguồn ảnh: Chinanews.
Trong sự cố vào cuối tuần vừa rồi không chỉ Nhật Bản, mà Đài Loan cũng lên tiếng cảm thấy lo ngại về các hoạt động quân sự gần đây của Trung Quốc trong khu vực. Phía Đài Loan cho rằng, Trung Quốc đang "bắt chước" chiến lược Mỹ, sử dụng máy bay ném bom và máy bay do thám để gây sức ép lên các quốc gia trong khu vực. Nguồn ảnh: Chinanews.
Thực tế, máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với Nhật Bản hay Đài Loan, mà Tupolev Tu-154MD mới là điều mà họ chú ý đến, bởi dòng máy bay trinh sát điện tử này có thể giúp Bắc Kinh tiếp cận được các thông tin đặc biệt mà Tokyo và Đài Loan không muốn lộ ra ngoài . Nguồn ảnh: Chines.
Thực tế, máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với Nhật Bản hay Đài Loan, mà Tupolev Tu-154MD mới là điều mà họ chú ý đến, bởi dòng máy bay trinh sát điện tử này có thể giúp Bắc Kinh tiếp cận được các thông tin đặc biệt mà Tokyo và Đài Loan không muốn lộ ra ngoài . Nguồn ảnh: Chines.
Tupolev Tu-154MD là dòng máy bay phản lực do hãng Tupolev của Liên Xô sản xuất từ năm 1972. Ngay Tu-154 đã được thiết kế dành cho mục đích dân sự (chở khách thương mại) nhưng sau đó nó được phát triển thêm các biến thể quân sự, trong đó có Tu-154MD phiên bản trinh sát điện tử. Nguồn ảnh: Military.
Tupolev Tu-154MD là dòng máy bay phản lực do hãng Tupolev của Liên Xô sản xuất từ năm 1972. Ngay Tu-154 đã được thiết kế dành cho mục đích dân sự (chở khách thương mại) nhưng sau đó nó được phát triển thêm các biến thể quân sự, trong đó có Tu-154MD phiên bản trinh sát điện tử. Nguồn ảnh: Military.
Rất nhiều khả năng, Tupolev Tu-154MD đã giúp Trung Quốc "bắt" được nhiều thông tin của Nhật Bản và Đài Loan kể cả khi nó bay ở khu vực bên ngoài không phận quốc tế. Các thông tin đó, dù đã được mã hóa cũng không chắc sẽ an toàn trước Trung Quốc - một quốc gia được coi là có đội ngũ tin tặc trình độ cao ngang ngửa với Mỹ và châu Âu. Nguồn ảnh: Airliners.
Rất nhiều khả năng, Tupolev Tu-154MD đã giúp Trung Quốc "bắt" được nhiều thông tin của Nhật Bản và Đài Loan kể cả khi nó bay ở khu vực bên ngoài không phận quốc tế. Các thông tin đó, dù đã được mã hóa cũng không chắc sẽ an toàn trước Trung Quốc - một quốc gia được coi là có đội ngũ tin tặc trình độ cao ngang ngửa với Mỹ và châu Âu. Nguồn ảnh: Airliners.
Trung Quốc hiện vẫn chưa lên tiếng chính thức vụ việc này, tuy nhiên có thể khẳng định, với phản ứng khá "khiêm tốn" từ Tokyo và Đài Loan, trong tương lai, Trung Quốc chắc chắn sẽ còn thực hiện nhiều chuyến bay tương tự. Nguồn ảnh: People.
Trung Quốc hiện vẫn chưa lên tiếng chính thức vụ việc này, tuy nhiên có thể khẳng định, với phản ứng khá "khiêm tốn" từ Tokyo và Đài Loan, trong tương lai, Trung Quốc chắc chắn sẽ còn thực hiện nhiều chuyến bay tương tự. Nguồn ảnh: People.
Mời độc giả xem video: Tiêm kích F-15 Nhật Bản đánh chặn máy bay ném bom H-6K Trung Quốc. (Nguồn: Defense Update)

GALLERY MỚI NHẤT