Trung Quốc phân chia sản phẩm dầu khí ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc ngày 3/12 tuyên bố vừa ký kết thoả thuận phân chia sản phẩm dầu khí ở Biển Đông với Tập đoàn năng lượng Husky.

Trung Quốc phân chia sản phẩm dầu khí ở Biển Đông
Tân Hoa Xã ngày 3/12 trích dẫn tuyên bố phân chia sản phẩm dầu khí ở Biển Đông của Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Theo tuyên bố này , công ty mẹ của CNOOC vừa hoàn thành ký kết hợp động phân chia sản phẩm khai thác dầu khí tại Lô 15/33 ở Biển Đông.
Theo hợp đồng này, Tập đoàn Husky sẽ bỏ toàn bộ chi phí để thực hiện nhiệm vụ khảo sát thăm dò tại Lô 15/33, Tập đoàn CNOOC sẽ đưa công ty trực thuộc cùng tham gia khai thác dầu khí, lợi nhuận khai thác CNOOC sẽ được hưởng 51%, Tập đoàn Husky sẽ được hưởng 49%.
Trung Quoc phan chia san pham dau khi o Bien Dong
 Gìan khoan Hải Dương 981
Theo giới thiệu, Lô dầu khí 15/33 thuộc khu vực cửa khẩu Châu Giang ở Biển Đông, lô này cũng được CNOOC tiến hành mời các tập đoàn nước ngoài khác đấu thầu thăm dò khai thác vào năm 2014.
Tập đoàn năng lượng Husky là một trong những tập đoàn lớn nhất của Canada, trước đó Tập đoàn này cũng tham gia khai thác một số lô dầu khí với Trung Quốc tại Biển Đông.

Đã đến lúc Trung Quốc “run chân” ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Với việc rút giàn khoan Hải Dương 981 trước thời hạn, Trung Quốc dường như đã chùn bước ở Biển Đông?

Đã đến lúc Trung Quốc “run chân” ở Biển Đông?
Lo sợ giàn khoan Hải Dương 981 gặp sự cố khi siêu bão Rammasun đổ bộ
Lý do đơn giản và dễ thấy nhất cho việc rút giàn khoan của Trung Quốc là thời tiết xấu. Một ngày trước khi giàn khoan rút đi, thời tiết đã chuyển xấu do ảnh hưởng của siêu bão Rammasun, được dự kiến sẽ đổ bộ vào đảo Hải Nam 3 ngày sau đó (tầm 18/7). Mặc dù nơi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt được dự báo sẽ không nằm trên đường đi của Rammasun, nhưng không ai đảm bảo rằng, cơn bão sẽ không gây thiệt hại gì cho giàn khoan cũng như tàu và người tại nơi đó. Mặc dù Hải Dương 981 được cho là có thể chịu được bão lớn nhưng vẫn là quá mạo hiểm để giữ cho nó và tàu hộ tống ở giữa đại dương trong thời tiết xấu.

Trung Quốc đưa giàn khoan dầu nước sâu thứ 2 vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo, giàn khoan Nam Hải số 9 đã hoàn thành việc thăm dò giếng nước sâu đầu tiên ở Biển Đông.

Trung Quốc đưa giàn khoan dầu nước sâu thứ 2 vào Biển Đông
Theo đó, giàn khoan Nam Hải số 9 trở thành giàn khoan dầu thứ 2 sau giàn khoan gây tranh cãi Hải Dương 981 có khả năng hoạt động ở khu vực nước sâu. Thông báo của CNOOC chỉ ra rằng, với thành công như vậy, giờ đây Tổng công ty này có công nghệ và thiết bị cần thiết để tiến hành thực hiện các đợt khoan thăm dò dầu khí quy mô lớn ở các khu vực biển nước sâu.
Trung Quoc dua gian khoan dau nuoc sau thu 2 vao Bien Dong
Giàn khoan Nam Hải số 9.
Giàn khoan Nam Hải số 9 đã kết thúc đợt thăm dò ở giếng nước sâu Lingshui 25-1-1 nằm ở lưu vực Qiongdongnan với độ sâu khoảng 3.930 mét. CNOOC cần phải thực hiện thêm các công việc khác để xác định trữ lượng của giếng dầu này.

Trung Quốc lại điều giàn khoan nước sâu tới Biển Đông

(Kiến Thức) - Sau giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã điều giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ hai COSL Prospector tới Biển Đông, hiện chưa rõ khu vực hạ đặt.

Trung Quốc lại điều giàn khoan nước sâu tới Biển Đông
Vào tầm 10h18 ngày 30/4 (theo giờ địa phương), giàn khoan COSL Prospector chính thức rời thành phố Yên Đài lên đường tới Biển Đông. Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ hạ đặt giàn khoan này tại đâu.
Trung Quoc lai dieu gian khoan nuoc sau toi Bien Dong
Giàn khoan bán ngầm nước sâu COSL Propector mà Trung Quốc mới điều tới Biển Đông. 

Tin mới