Trung Quốc phóng thử tên lửa “dọa” Mỹ và Hàn Quốc?

(Kiến Thức) - Các nhà phân tích nói rằng “thông báo phóng thử tên lửa” là phản ứng của Trung Quốc trước việc Mỹ triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc

Trong một tuyên bố ngày 10/5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo vụ thử nghiệm tên lửa mới nhằm vào vùng biển phía tây Bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố trên có đoạn viết: “Lực lượng tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đã tiến hành thử nghiệm tên lửa mới ở Bột Hải trong những ngày gần đây và đã đạt được kết quả mong muốn”. Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết việc thử nghiệm này được thiết kế để tăng cường sức chiến đấu của quân đội để chống lại các mối đe dọa đến an ninh quốc gia.
Trung Quoc phong thu ten lua “doa” My va Han Quoc?
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc tham gia diễu binh trên Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: The Japan Times 
Các nhà phân tích quân sự cho biết "thông báo hiếm hoi của cuộc thử tên lửa" là một phản ứng đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên THAAD ở Hàn Quốc.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Yang Yujun hồi tháng trước rằng Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật và thử nghiệm các loại vũ khí mới để bảo đảm an ninh, ứng phó với việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc.
Quân đội Mỹ đã bắt đầu lắp đặt các bộ phận đầu tiên của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc vào cuối tháng trước, sau khi Triều Tiên phóng thử 4 tên lửa như một phần của việc huấn luyện tấn công các căn cứ của Hoa Kỳ tại Nhật Bản.
Chuyên gia phân tích quân sự Liang Guoliang (ở Hong Kong) cho biết tên lửa của Trung Quốc có thể đã được phóng từ vùng tây bắc lãnh thổ Trung Quốc, có thể từ Tân Cương hoặc tỉnh Cam Túc, với đầu đạn đánh trúng mục tiêu ở (biển) Bột Hải. Ông Liang Guoliang cho biết: "Tên lửa này có thể được Lực lượng Tên lửa (Trung Quốc) phóng từ khu vực tây bắc về phía đông, với khoảng cách từ 2.000 km trở lên. Dường như đó là loại tên lửa DF-26B, một phiên bản cải tiến của tên lửa DF-26. Xét đến điểm rơi của tên lửa, vụ thử này rõ ràng nhằm vào THAAD ở Hàn Quốc”. DF-26B là thế hệ mới của loại tên lửa Dongfeng.
Nhà phân tích Zhou Chenming, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Knowfar, bổ sung: "Cuộc thử nghiệm có thể bao gồm các loại tên lửa mới, bao gồm DF-21, DF-26 và các loại tên lửa Dongfeng khác".
Ông Zhou cho biết Bột Hải vốn là điểm đến của tất cả tên lửa thử nghiệm trong nhiều năm qua, nhưng đặc biệt vụ thử này lại được Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo.
Theo nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong ở Macao, cuộc thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc lần này cũng có thể nhằm vào Mỹ, nước đã cử hai nhóm tấn công tàu sân bay tới vùng biển ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên.
Ông Antony Wong Dong phán đoán: "Tên lửa thử nghiệm lần này có thể là một tên lửa chống hạm DF-26A mới được phóng lên từ một bãi thử nghiệm vũ khí biển ở phía nam Liêu Ninh".

Đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Thuyền trưởng tàu tuần duyên Forth Worth, Rich Jarrett, dự đoán rằng đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ sẽ còn tiếp diễn nhiều lần ở Biển Đông.

Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng đối đầu tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông cách đây không lâu vào những ngày này lại có mặt trong cuộc tập trận hải quân Hoa Kỳ-Nhật Bản-Philippines.
Doi dau tau chien Trung-My o Bien Dong
Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng va chạm với tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông. 
Tuyên bố về đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ vẫn còn tiếp diên nhiều lầnầu nhiều lần ở Biển Đông của thuyền trưởng Rich Jarrett  được đưa ra  đúng vào thời điểm cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Trung lần thứ 7 diễn ra tại Washington trong hai ngày 23-24 tháng Sáu, thảo luận một loạt vấn đề an ninh, kinh tế, biến đổi khí hậu, đề cập tới các liên lạc nhân đạo và đời sống quốc tế. Đối thoại của các đại diện chính phủ hai nước hàng đầu thế giới diễn ra trong bối cảnh giữa đôi bên tồn tại những mâu thuẫn gay gắt. Đặc biệt là tình hình Biển Đông. Chủ đề này đang ngày càng trở nên cấp bách trước xu thế tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản là quốc gia được Mỹ yểm hộ. Tình hình quân sự hóa tại khu vực là mối quan ngại không ngừng của Washington, bên một mặt e ngại việc đối đầu quân sự với Trung Quốc, mặt khác không thể không thực hiện đầy đủ cam kết an ninh trước các đồng minh.

Xung đột Mỹ-Trung sẽ là “đại họa”?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với Washington để ngăn chặn xung đột Mỹ-Trung mà ông gọi là “đại họa”.

Theo tường thuật của thông tín viên William Gallo của VOA, trong bài diễn văn chính sách đọc trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ hôm thứ 22/9 (giờ địa phương) tại Seattle, ông Tập Cận Bình nói: “Nếu Trung Quốc và Mỹ hợp tác với nhau một cách tốt đẹp, hai nước có thể trở thành nền tảng cho sự ổn định toàn cầu. Nếu đôi bên xung đột hoặc đối đầu với nhau thì điều đó sẽ dẫn tới đại họa cho cả hai nước và toàn thế giới”.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại về an ninh mạng

Tin mới