Trung Quốc ráo riết chuẩn bị thâu tóm Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị thâu tóm Biển Đông, khi Bắc Kinh cho rằng đã chọn đúng thời điểm để cuối cùng thống trị toàn cầu và khu vực.

Đó là nhận định của Tiến sĩ Jerry Hendrix - giám đốc Chương trình Chiến lược và Đánh giá Quốc phòng (Defense Strategies and Assessments Program) tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ - trong bài viết trên trang mạng The National Interest ngày 11/8/2016 .
Theo Tiến sĩ Jerry Hendrix, tin tức về việc Trung Quốc xây dựng nhiều nhà chứa chiến đấu cơ kiên cố và nhiều cấu trúc “hiện chưa rõ tính năng” (có thể là các bệ phóng tên lửa) ở các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa cho thấy Bắc Kinh sắp tuyên bố một khu vực độc quyền quân sự-kinh tế ở Biển Đông đang có tranh chấp.
Thời điểm thông báo quyết định này không phải là ngẫu nhiên và các chiến lược gia Mỹ phải chuẩn bị sẵn sàng: hoặc bảo vệ hệ thống quốc tế toàn cầu được thành lập cách đây 70 năm hoặc chấp nhận một sự suy giảm quyền lực không thể nào tránh khỏi.
Ráo riết quân sự hóa các tiền đồn trên Biển Đông
Các nhà chứa chiến đấu cơ kiên cố ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi gần như hoàn tất, trong các nhà chứa máy bay phản lực chiến đấu ở Đá Vành Khăn đang trong giai đoạn đầu xây dựng. Mỗi nhà chứa máy bay có khả năng chứa được 24 chiến đấu cơ và tổng cộng, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép và xây dựng đường băng dài 3.000m có thể triển khai được 72 máy bay tiêm kích tiền tuyến, gấp gần hai lần số chiến đấu cơ trên siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.
Trung Quoc rao riet chuan bi thau tom Bien Dong
 Trung Quốc có thể triển khai 72 máy chiến đấu cơ phản lực trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, gấp gần hai lần số chiến đấu cơ trên siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Ảnh DPA
Với số lượng áp đảo này, Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trên không khắp Biển Đông trong một thời gian dài. Thiết kế của các nhà chứa máy bay trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa nhằm bảo đảm an toàn cho các chiến đấu cơ trước sự tấn công của hầu như tất cả các loại vũ khí, trừ vũ khí siêu hạng.
Các "cấu trúc hiện chưa rõ tính năng” được chụp trong các bức ảnh gần đây trong giống như các trận địa tên lửa từng tồn tại ở Trung Quốc đại lục. Trên mỗi đảo nhân tạo, Trung Quốc đã xây dựng ba tháp lớn và tạo thành một mạng lưới radar đa tần. Nếu quyết định triển khai các loại vũ khí hiện đại trên các đảo nhân tạo này, Trung Quốc có thể làm đảo lộn cán cân quyền lực trong khu vực.
Trung Quoc rao riet chuan bi thau tom Bien Dong-Hinh-2
Các nhà chứa chiến đấu cơ và các "cấu trúc chưa rõ tính năng" trên Đá Chữ Thập. Ảnh CSIS/AMTI
Việc triển khai các tên lửa đất đối đất YJ-62 trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa có thể giúp Trung Quốc khống chế các hoạt động quân sự và thương mại ở khu vực phía nam Biển Đông. Triển khai thêm tên lửa phòng không HQ-9A (có tính năng tương đương với S-300 của Nga), Trung Quốc có thể hạn chế đáng kể hoạt động của các loại chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất của Mỹ như F-22 và F-35.
Các nhà hoạch định chiến lược Mỹ không mấy tự tin về khả năng sống sót của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 như F-16 và hay FA-18 Hornet, trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc tiến xa đến mức triển khai tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D trên các đảo nhân tạo này, Hải quân Mỹ sẽ mất quyền ra vào căn cứ chính ở Singapore và buộc phải quay trở lại Australia, Trân Châu Cảng và Nhật Bản .
Một khi các nhà chứa máy bay, trận địa tên lửa được hoàn thành, máy bay chiến đấu và tên lửa Trung Quốc ở phía nam Biển Đông có thể trực chiến ngày đêm.
Thời điểm kích hoạt chiến dịch thâu tóm Biển Đông
Giới phân tích dự đoán rằng Trung Quốc sẽ không dại gì kích hoạt chiến dịch thâu tóm Biển Đông trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và tạo ra một kết quả khó lường. Nhưng Trung Quốc cũng sẽ không chờ đợi cho đến khi tổng thống Mỹ kế tiếp là tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017.
Rất có thể, Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt ở Biển Đông trong khoảng thời gian giữa bầu cử tổng thống Mỹ vò tháng 11/2016 và tân tổng thống nhậm chức vào đầu năm 2017, với hy vọng rằng vị chủ nhân Nhà Trắng sẽ phải chấp nhận “cái sự đã rồi”.
Tuy nhiên, vẫn có một lựa chọn khác. Chiến lược bành trướng của Trung Quốc đang diễn ra trong một thời điểm khá bất lợi. Phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài ở La Haye đã gọi hành động đắp đảo, phá vỡ hiện trạng của Trung Quốc ở quân đảo Trường Sa là bất hợp pháp và đang đẩy Trung Quốc vào chân tường. Các biện pháp ngăn chặn Bắc Kinh ngang ngược thâu tóm Biển Đông có thể được tăng cường, thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế và công nghệ đối với Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, quân đội Mỹ - kết hợp với các đối tác – cần thực hiện một loạt các cuộc tập trận không chỉ trong vùng biển quốc tế mà còn trong phạm vi vùng biển rộng 12 hải lý xung quanh các “đảo nhân tạo” để gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc.
Nếu không hành động, Mỹ và các nước đối tác sẽ “bật đèn xanh” cho Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) và một khu vực độc quyền quân sự trên Biển Đông. Đến lúc đó, thế giới chỉ còn sự lựa chọn duy nhất: hoặc chiến tranh hoặc hòa bình, với hậu quả là trật tự thế giới hiện hành sẽ bị đảo lộn nghiêm trọng.
Đáng buồn là chính sách “lãnh đạo từ phía sau” của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã góp phần tạo điều kiện cho Trung Quốc bành trướng toàn cầu.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem  Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Biển Đông: Trung Quốc hung hăng khi bị dồn vào chân tường

(Kiến Thức) - Phán quyết của Tòa Trọng tài đã dồn Trung Quốc vào chân tường và khiến cho Bắc Kinh có hành động hung hăng hơn nhằm đảo ngược thất bại về pháp lý.

Phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye là chiến thắng của Philippines trước tham vọng thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc. Tòa Trọng tài phán rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi “quyền lịch sử” trong phạm vi cái gọi là “đường chín đoạn” ở Biển Đông và rằng không một tính năng đất nào ở quần đảo Trường Sa đáp ứng các tiêu chí của một hòn đảo để Trung Quốc - hay bất kỳ nước nào khác - có thể sử dụng để khẳng định một khu vực đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (EEZ).
Nhiều quốc gia - trong đó có Mỹ, Australia và Nhật Bản - hoan nghênh phán quyết nói trên của Tòa Trọng tài và hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết.

Tin mới