Trung Quốc rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ

Ấn Độ, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp gần 1 tháng sau vụ đụng độ khiến 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng.

Trung Quốc rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ
"Quân đội Trung Quốc bắt đầu rút quân theo các điều khoản được thống nhất trong cuộc họp giữa các sỹ quan chỉ huy", Reuters dẫn nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết, đề cập tới cuộc họp giữa quan chức quân sự cấp cao 2 bên diễn ra hôm 1/7.
Các quan chức Ấn Độ cho biết quân đội Trung Quốc đã dỡ bỏ lều, các công trình tại Điểm tuần 14, gần Thung lũng Galwan, nơi xảy ra vụ đụng độ đẫm máu.
Trung Quoc rut quan khoi khu vuc bien gioi tranh chap voi An Do
Đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển trên cao tốc dẫn tới khu vực Ladakh (Ảnh: Reuters) 
Đài truyền hình NDTV đưa tin quân đội 2 nước rút quân cách khu thung lũng Galwan ít nhất 1 km và một vùng đệm được tạo ra giữa 2 bên.
Tuy nhiên, các quan chức Ấn Độ từ chối tiết lộ khoảng cách cụ thể.
"Thông tin về khoảng cách sẽ được xác nhận sau khi được xác minh", quan chức Ấn Độ cho hay.
Theo NDTV, New Delhi đang chờ xem đây có phải là quyết định rút quân lâu dài hay không và liệu Trung Quốc có định rút quân khỏi các khu vực tranh chấp khác ở Ladakh hay không.
20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lính Trung Quốc Thung lũng Galwan cách đây nửa tháng. Hai bên đổ lỗi cho nhau về vụ ẩu đả gây chết người đầu tiên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Ấn Độ nói hơn 40 binh sỹ Trung Quốc thương vong trong vụ việc nhưng Bắc Kinh bác bỏ thông tin này.

Nhìn lại những lần biên giới Trung-Ấn "dậy sóng" trên dãy Himalaya

(Kiến Thức) - Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa được giải quyết sau cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Kể từ đó, cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng này tại khu vực biên giới trên dãy Himalaya nhiều lần xảy ra.

Nhìn lại những lần biên giới Trung-Ấn "dậy sóng" trên dãy Himalaya
Trải dài qua lãnh thổ 5 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Bhutan, Nepal và Trung Quốc, dãy Himalaya từng chứng kiến nhiều cuộc xung đột liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới của các nước, đặc biệt là giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3.550 km, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng. Sau khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay giữa Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya. Ba khu vực này vẫn là điểm nóng xung đột giữa Bắc Kinh và New Delhi.

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất ngờ "tăng nhiệt" những ngày qua sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tại khu vực gần Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?
 Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. Ảnh: HT. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-2
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và ẩu đả khiến nhiều người bị thương. “4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ của cả hai bên”, Hindustan Times dẫn một nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho hay. Ảnh: Sputnik.   

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-3
 Quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết vụ đụng độ xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai bên vì tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Tờ Hindustan Times đưa tin, cuộc xung đột sau đó được giải quyết ở cấp địa phương. Ảnh: TA.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-4
 Trên thực tế, căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ngày 9/5 vừa qua là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm. Ảnh: Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ảnh: NN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-5
 Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Cao nguyên Doklam, sau khi Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới để xây dựng một con đường vào nơi có tranh chấp chủ quyền với Bhutan - đồng minh thân cận của Ấn Độ - vào tháng 6/2017. Ảnh: BBC. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-6
Đến ngày 15/8/2017, các nguồn tin Ấn Độ cho biết, đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở phía tây dãy Himalaya, khi binh sĩ Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn một nhóm lính Trung Quốc cầm theo gậy sắt và đá, đi vào khu vực Ladakh, gần hồ Pangong của Ấn Độ. Ảnh cắt từ clip. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-7
 Cuộc xô xát khi đó đã khiến binh sĩ cả hai bên bị thương nhẹ. Ảnh: Binh sĩ Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ sau đó liên tục cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau và đưa ra những tuyên bố cứng rắn buộc nước kia phải rút quân vô điều kiện để giải quyết tình trạng đối đầu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ nói chuyện với binh sĩ Trung Quốc tại đèo Nathu La ở biên giới giữa hai nước. Ảnh: Reuters.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-9
 Căng thẳng giữa hai nước "hạ nhiệt" vào cuối tháng 8/2017 sau khi hai bên đồng ý rút binh sĩ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-10
Tuy nhiên, sau sự kiện đối đầu ở khu vực biên giới Doklam kết thúc hồi tháng 8/2017, đầu năm 2018 có tin hai nước Trung-Ấn lại xảy ra xung đột ngắn ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: btvin.com. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-11
 Tháng 9/2019, Sputnik đưa tin, Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ "đối đầu" tại bờ bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-12
 Thông cáo của Quân đội Ấn Độ nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước. Ảnh: AP.

Động cơ phía sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới Trung - Ấn

Ấn - Trung thường va chạm ở biên giới nhưng chưa từng nổ súng trong hơn 40 năm qua. Cuộc đụng độ mới nhất, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, đã khiến nhiều người bất ngờ.
 
 

Động cơ phía sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới Trung - Ấn
"Chuyện có vẻ rất xấu, rất tệ", nhà phân tích an ninh Vipin Narang nói với BBC về cuộc đụng độ chết người giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh vào tối 15/6.

Cuộc va chạm nghiêm trọng nhất trong gần nửa thế kỷ đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Ấn Độ nói cả hai bên đều chịu thương vong tuy nhiên Trung Quốc chưa xác định thiệt hại bên phía họ.

"Một khi xảy ra thương vong, việc giữ mọi thứ yên ắng trở nên khó khăn với cả hai bên. Giờ đây, áp lực từ công chúng cũng là biến số", tiến sĩ Narang, giảng dạy về an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói.

"Quy mô, phạm vi và sự gia tăng áp lực ở biên giới dường như chưa từng có", ông nhận định.

Dong co phia sau vu dung do dam mau o bien gioi Trung - An
Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều năm đối đầu ở biên giới. Ảnh: Reuters.Leo thang bất thường 

Tin mới