Trung Quốc tránh bàn về Biển Đông tại Hội nghị G20
(Kiến Thức) - Trung Quốc từng ngỏ ý rằng Hội nghị G20 ở Hàng Châu là cơ hội để thảo luận về các vấn đề kinh tế, chứ không xoáy vào vấn đề Biển Đông.
Thanh Nga (theo Reuters)
Video sự ngụy biện của Trung Quốc về Biển Đông (Nguồn video VTC1):
Ngày 15/8, một quan chức Trung Quốc ngỏ ý rằng Bắc Kinh hy vọng các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ổ chức ở Hàng Châu vào tháng 9/2016 sẽ tập trung vào việc thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế, chứ không xoáy vào vấn đề Biển Đông.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Bảo Đông đã né tránh trả lời trực tiếp trước câu hỏi của phóng viên rằng, Hội nghị G20 có phải là dịp thích hợp (để các bên) thảo luận vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Australia năm 2014.
Thay vào đó, ông Lưu Bảo Đông cho biết, nhiều nước (dự G20) luôn luôn có chương trình nghị sự của riêng họ để thúc đẩy việc đưa các vấn đề quan tâm ra thảo luận trong những cuộc họp như vậy.
"Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở thành phố Hàng Châu cũng có chương trình về tăng trưởng kinh tế. Làm cách nào để chúng ta có thể có một sự tăng trưởng kinh tế toàn diện, cân bằng và bền vững. Đây là điều mà tất cả mọi người đều hướng vào và đó là một sự đồng thuận. Chúng tôi tin rằng, các quốc gia thành viên sẽ thảo luận vấn đề quan trọng này và tìm ra một giải pháp", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Bảo Đông nói.
Ngoài ra, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang cho hay, Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nước (tức G20) sẽ tập trung vào việc làm thế nào để kích thích phát triển kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu chững lại thông qua thương mại toàn diện mở và sự phát triển các thị trường tài chính.
Ông còn nói thêm, G20 sẽ là cơ hội để thảo luận để kiểm soát và ứng phó các mối đe dọa do các dòng vốn toàn cầu gây ra.
Hồi tháng 7/2016, Tòa Trọng tài ở La Haye ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông. Tòa Trọng tài tuyên bố rằng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử và các tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò" gây tranh cãi mà Bắc Kinh tự vẽ ra ở Biển Đông.
(Kiến Thức) - Tranh chấp ở Biển Đông đã bước sang một cột mốc mới sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc.
Ảnh chụp vệ tinh của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS cho thấy công trường xây dựng tháp radar bất hợp pháp của Trung Quốc trên Đá Ga Ven ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tấm ảnh được công bố hôm 23/2/2016.
Trung Quốc chuẩn bị 3 phương án chiến tranh ở Biển Đông
Sau phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12/7, Trung Quốc đã điều động binh hùng tướng mạnh diễn tập ở Biển Đông, nhưng không chỉ có vậy.
Tờ Đông phương Nhật báo có lượng phát hành lớn nhất ở Hong Kong (Trung Quốc) ngày 25/7 dẫn tiết lộ của Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Dương Nghị cho hay nhằm ứng phó với sự kiện Tòa Trọng tài ra phán quyết về vấn đề Biển Đông, ông Tập Cận Bình đã triệu tập hội nghị Quân ủy Trung ương, quyết định điều động binh hùng tướng mạnh tiến hành diễn tập ở Biển Đông, chuẩn bị ba phương án chiến tranh, gồm chiến tranh lớn, chiến tranh vừa và chiến tranh nhỏ để ứng phó với thách thức của phía Mỹ.
Chùm ảnh nhóm Jeish Al-Fatah tháo chạy ở nam Aleppo
(Kiến Thức) - Hàng loạt tay súng của nhóm khủng bố Jeish Al-Fatah đã tháo chạy sau khi quân đội chính phủ tấn công vào làng al-Moshrefeh và phía nam vùng 1070, mạn nam Aleppo.
Mới đây, quân đội chính phủ Syria và lực lượng dân quân liên tục tấn công nhóm khủng bố Jeish al-Fatah vào tuyến phòng vệ đầu tiên của tổ chức này ở làng al-Moshrefeh và phía nam vùng 1070 ở mạn nam Aleppo, khiến chúng tổn thất nặng nề và buộc phải tháo chạy.