Trung Quốc trước ngưỡng cách mạng kinh tế

(Kiến Thức) - Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đang đứng trước kỳ thi nghiêm trọng đầu tiên – sắp bắt đầu giai đoạn mới trong qúa trình cải cách kinh tế.

 
 

Các chuyên gia của đài "Tiếng nói nước Nga" đã nói như vậy về mục tiêu chính của Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp tại Bắc Kinh vào những ngày 9/11-12/11 trong chế độ kín. Các chuyên gia cho rằng, cuộc tranh luận xung quanh các quyết định của Hội nghị toàn thể là rất rõ nét bởi vì hiện nay trong đảng Cộng sản Trung Quốc có cuộc đấu tranh giữa những người ủng hộ nền kinh tế nhà nước và những người chủ trương cải cách thị trường.

Hội nghị toàn thể của BCH trung ương ĐCS có thể thay đổi đất nước. Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ định hướng phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu với hình thức mà ông Đặng Tiểu Bình từng đề xuất. Mô hình mới liên quan đến việc kích thích cung cầu trong nước, tiếp tục mở rộng quan hệ thị trường. Trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài "Tiếng nói nước Nga", Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Andrei Ostrovsky nói: “Bản chất của cải cách ở Trung Quốc là phát triển quan hệ thị trường trong các khu vực đã bị đóng cửa trước đó. Tức là, phát triển nguồn vốn tư nhân, bảo đảm khả năng nguồn vốn tư nhân vào các ngân hàng nhà nước. Đó là quyền tự do mua bán đất của hợp tác xã. Cho đến gần đây, các khu đất của hợp tác xã không được lưu thông thương mại tự do. Và điều quan trọng nhất: tư nhân hóa các công ty nhà nước lớn. Ví dụ, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Hiện nay, công ty này bảo đảm quyền kiểm soát của nhà nước đối với thị trường năng lượng, có nghĩa là bảo đảm duy trì sự kiểm soát của nhà nước đối với lệ phí giao thông vận tải và nguồn năng lượng”.

Một trong những mục tiêu của cuộc cải cách là thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc. Chuyên viên Yakov Berger từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông cho biết: “Tại Hội nghị toàn thể của BCH trung ương ĐCS Trung Quốc sẽ thông qua gói dự án khổng lồ về cải cách Trung Quốc trong thập kỷ tới. Theo tôi, kế hoạch này sẽ tập trung giải quyết nhiệm vụ thu hút đầu tư - cả trong nước và ở nước ngoài - để phát triển quan hệ thị trường trong nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều ngành công nghiệp sẵn sàng mở cửa để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là môi trường đầu tư của Trung Quốc vẫn là thuận lợi. Nhìn chung, thị trường Trung Quốc là rất lớn và là tối quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, hứa hẹn lợi nhuận rất cao. Do đó cộng đồng thế giới rất quan tâm đến Hội nghị sắp tới”.

Trung tâm Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố luận cương cho giai đoạn mới của cuộc cải cách kinh tế. Như được biết, Thủ tướng Lý Khắc Cường là người thành lập cơ quan này, một trong những trung tâm có ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình cải cách kinh tế. Luận cương đã được chuẩn bị cùng với Ngân hàng Thế giới. Trả lời phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga", nhà phân tích chính trị Sergei Trush cho biết: “Hiện có thông tin rằng, ở Trung Quốc mở rộng cuộc đấu tranh nghiêm trọng giữa các nhà chính trị và các chuyên gia xung quanh bản báo cáo và chiến lược phát triển đất nước. Một số chuyên gia, những người ủng hộ vai trò cao của nhà nước, chỉ trích gay gắt bản báo cáo vì nó có định hướng thị trường quá mức. Họ cho rằng, vẫn còn sớm để áp dụng các biện pháp nhằm đưa nhà nước ra khỏi cơ chế xây dựng các điều kiện cơ bản cho sự phát triển kinh tế. Vì vậy, cuộc tranh luận xung quanh Hội nghị vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, rõ ràng là các quyết định của Hội nghị sẽ có ý nghĩa lớn, đánh dấu giai đoạn mới trong sự phát triển của mô hình kinh tế Trung Quốc”.

Các chuyên gia cũng chờ đợi rằng, Hội nghị toàn thể sẽ xác định lập trường của đảng về các vấn đề có thể đe dọa sự ổn định của Trung Quốc. Trong số các vấn đề đó có việc nhịp độ tăng trưởng chậm lại, giảm tốc độ gia tăng thu nhập của người dân. Ngoài ra, có số lượng lớn "nợ xấu” của ngân hàng trung ương và các ngân hàng địa phương. Kết quả là, trong thời gian dài doanh thu ngày càng tăng mà không gia tăng năng suất. Cuối cùng, ban lãnh đạo Trung Quốc lo lắng về tình trạng gia tăng quyền lực của giới thượng lưu quan chức đảng - chính quyền và các tầng lớp kinh doanh ở các địa phương. Chính các đại diện của tầng lớp này là mục tiêu chính trong cuộc đấu tranh của ĐCS Trung Quốc chống hối lộ và tham nhũng.

Đột nhập trụ sở của ban lãnh đạo tối cao Trung Quốc

(Kiến Thức) -Trung Nam Hải, pháo đài "bất khả xâm phạm" ở Bắc Kinh, là trụ sở của Đảng Cộng sản, chính phủ Trung Quốc và cũng từng là nơi ở của các lãnh đạo cấp cao nước này.

Trung Nam Hải là một quần thể các tòa nhà ở Bắc Kinh có lối kiến trúc cổ kính từ thời phong kiến.
Trung Nam Hải là một quần thể các tòa nhà ở Bắc Kinh có lối kiến trúc cổ kính từ thời phong kiến.
Trung Nam Hải là trụ sở của Đảng cộng sản và chính phủ Trung Quốc, luôn được canh phòng cẩn mật và là khu vực bất khả xâm phạm đối với người ngoài.
Trung Nam Hải  là trụ sở của Đảng cộng sản và chính phủ Trung Quốc, luôn được canh phòng cẩn mật và là khu vực bất khả xâm phạm đối với người ngoài.
Trung Nam Hải nằm ở phía tây Tử Cấm Thành nổi tiếng ở Bắc Kinh.
 Trung Nam Hải nằm ở phía tây Tử Cấm Thành nổi tiếng ở Bắc Kinh.
Khuôn viên mang vẻ đẹp cổ kính bên trong Trung Nam Hải.
 Khuôn viên mang vẻ đẹp cổ kính bên trong Trung Nam Hải.
Trong thời kỳ phong kiến, Trung Nam Hải được hoàng gia sử dụng làm nơi vui chơi giải trí.
 Trong thời kỳ phong kiến, Trung Nam Hải được hoàng gia sử dụng làm nơi vui chơi giải trí.
Những tòa nhà sơn son thiếp vàng bên trong Trung Nam Hải cũng từng là nơi ở của giới lãnh đạo tối cao Trung Quốc.
 Những tòa nhà sơn son thiếp vàng bên trong Trung Nam Hải cũng từng là nơi ở của giới lãnh đạo tối cao Trung Quốc.
Toàn cảnh Trung Nam Hải nhìn từ trên cao.
 Toàn cảnh Trung Nam Hải nhìn từ trên cao.
Các chủ tịch và các nhân vật cấp cao khác của Trung Quốc thường đón tiếp các quan chức cấp cao quốc tế bên trong Trung Nam Hải.
 Các chủ tịch  và các nhân vật cấp cao khác của Trung Quốc thường đón tiếp các quan chức cấp cao quốc tế bên trong Trung Nam Hải.
Lính gác Trung Quốc đứng gác nghiêm chỉnh ở cồng chính của Trung Nam Hải.
Lính gác Trung Quốc đứng gác nghiêm chỉnh ở cồng chính của Trung Nam Hải.
Trạm gác trước một cổng vào Trung Nam Hải.
 Trạm gác trước một cổng vào Trung Nam Hải.
Trung Nam Hải thời phong kiến nổi tiếng là vui chơi giải trí của hoàng tộc với các vườn quanh hồ, các đền, quán và đài các được xây dựng ven hồ.
 Trung Nam Hải thời phong kiến nổi tiếng là vui chơi giải trí của hoàng tộc với các vườn quanh hồ, các đền, quán và đài các được xây dựng ven hồ.
Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai là 2 lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc từng sống ở Trung Nam Hải.
 Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai là 2 lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc từng sống ở Trung Nam Hải.
Cổng chính của Trung Nam Hải nằm ở số 174, Đại lộ Tây Chang’an, cách quảng trường Thiên An Môn khoảng 500 m về phía tây.
Cổng chính của Trung Nam Hải nằm ở số 174, Đại lộ Tây Chang’an, cách quảng trường Thiên An Môn khoảng 500 m về phía tây. 

Người Trung Quốc nghĩ gì về khủng hoảng chính phủ Mỹ?

(Kiến Thức) - Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về việc người Trung Quốc nghĩ gì về khủng hoảng  chính phủ Mỹ.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tỏ ra khá thoải máy trong chuyến thăm chính thức Indonesia.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tỏ ra khá thoải máy trong chuyến thăm chính thức Indonesia.
"Đối với người dân Trung Quốc, việc chính phủ Mỹ đóng cửa cục bộ là khá ly kỳ như chuyện cổ tích Một nghìn một đêm lẻ”, Wang Xuejing viết trên tờ Hong Kong Daily News.

Tin mới