Trung Quốc và giấc mơ World Cup

(Kiến Thức) - Trong khi các đội bóng đá chuẩn bị tưng bừng cho World Cup 2014 tại Brazil, nền bóng đá của “người khổng lồ” Trung Quốc vẫn khá mờ nhạt.

Nền bóng đá đứng sau cả Palestine
Lịch sử bóng đá Trung Quốc đã bước sang trang mới, sáng lạng hơn, khi được thi đấu tại Olympics 2008 tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa để lại dấu ấn đậm nét nào trong làng bóng đá thế giới. World Cup 2014 tại Brazil sẽ là kỳ thứ ba liên tiếp không có sự tham gia của đội tuyển quốc gia Trung Quốc.
Trong lịch sử World Cup, Trung Quốc có tham gia một lần vào năm 2002 khi giải đấu được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong kỳ World Cup đó, Trung Quốc đứng cuối cùng trong tổng số 32 đội tham gia, để thua cả 3 trận và không ghi được bàn thắng nào.
Đội tuyển Trung Quốc tại World Cup 2002, lần tham gia duy nhất của nước này tính đến nay.
Đội tuyển Trung Quốc tại World Cup 2002, lần tham gia duy nhất của nước này tính đến nay. 
Nhưng có vẻ Trung Quốc không chỉ “kém duyên” với World Cup. Sau khi để thua Nhật Bản trong trận chung kết giải bóng đá châu Á AFC Asian Cup 2004, Trung Quốc dừng lại ở vòng đấu bảng của giải này trong 2 kỳ sau đó. Nước này còn suýt không được tham dự giải AFC Asian Cup tổ chức ở Australia vào năm 2015 nếu không vượt qua Li Băng bằng 1 bàn thắng trong loạt đá luân lưu.
Trong bảng xếp hạng toàn thế giới của FIFA, Trung Quốc hiện đang đứng thứ 103 trong tổng số 209 đội và đứng thứ 11 trong các đội bóng thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á. Trong các bảng xếp hạng, nhưng đội tuyển như Oman, Qatar và thậm chí cả Palestine cũng đứng trên Trung Quốc.
Tuy nhiên, cuối cùng Trung Quốc cũng có vẻ đang làm điều gì đó để thay đổi nền bóng đá yếu kém của nước này.
Kế hoạch tới chức vô địch thế giới
Trung Quốc đã mở học viện bóng đá trẻ - được cho là lớn nhất thế giới – tại tỉnh Quảng Châu vào năm 2012 với mục đích tìm kiếm và đào tạo các tài năng bóng đá từ lúc nhỏ theo quy trình giống như nước này đã từng làm với các môn thể thao tham dự Olympics.
Học viện này do “ông trùm xây dựng” Xu Jiayin thành lập. Ông này cũng là người sở hữu câu lạc bộ Quảng Châu Evergrande. Học viện này hợp tác với câu lạc bộ Real Madrid và các huấn luyện viên Tây Ban Nha đã sang Trung Quốc làm giảng viên cho học viện.
“Tôi không biết liệu Trung Quốc có thực sự trở thành nhà vô địch thế giới không nhưng đó là mục tiêu phấn đấu của chúng tôi”, Sergio Sestelo, một cựu tiền vệ tấn công của Tây Ban Nha đang làm huấn luyện viên cho đội bóng đá trẻ của Trung Quốc trả lời phỏng vấn tờ Telegraph.
“Có rất nhiều cầu thủ bởi quốc gia này rất lớn và công việc của chúng tôi là tìm kiếm tài năng ở bất kỳ đâu và làm việc với các tài năng này để một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở thành thứ 2 trên thế giới. Xét cho cùng, Tây Ban Nha vẫn luôn là số 1”, ông nói tiếp.
Bóng đá vẫn chỉ là bộ môn để xem tại Trung Quốc.
Bóng đá vẫn chỉ là bộ môn để xem tại Trung Quốc. 
Ở Trung Quốc có rất nhiều người hâm mộ bóng đá – đội bóng Anh Manchester United cho hay đội này có 108 triệu người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, ở Trung Quốc bóng đá vẫn chỉ là môn thể thao dành để xem. Rất ít trẻ em nước này chơi bóng đá. Theo số liệu của FIFA, Trung Quốc chỉ có hơn 700.000 cầu thủ bóng đá, bằng khoảng 2/3 số cầu thủ của Hà Lan, một quốc gia châu Âu chỉ có 16 triệu dân.
Cũng giống như Mỹ cách đây 25 năm, Trung Quốc đang nỗ lực phát triển nền bóng đá từ cấp cơ sở và đăng cai các giải bóng đá quốc tế khuấy động sự chú ý đối với môn thể thao này.
Cơ hội đăng cai World Cup
Trung Quốc đã từng đăng cai giải AFC Asian Cup và 2 lần đăng cai giải World Cup cho nữ (năm 1991 và 2007). Mục tiêu tiếp theo của nước này chắc chắn là giải World Cup nam mặc dù vẫn chưa rõ bao giờ nước này sẽ nộp hồ sơ xin đăng cai.
Luật của FIFA là các thành viên thuộc liên đoàn bóng đá một châu lục nào đó chỉ được phép đăng cai 1 trong 3 kỳ World Cup liên tiếp. Do Qatar được chọn là quốc gia chủ nhà giải World Cup 2022 nên không một quốc gia thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á nào được phép đăng cai trong 2 kỳ sau đó là World Cup 2026 và 2030. Tuy nhiên, có thể tình hình sẽ thay đổi trong vài tuần tới.
Hiện vị trí quốc gia đăng cai World Cup của Qatar đang “lung lay” mạnh bởi có cáo buộc nước này đã hối lộ để trở thành quốc gia giành quyền đăng cai World Cup 2022. FIFA đã chỉ định luật sư người Mỹ Michael Garcia điều tra vụ đăng ký của Qatar và dự kiến ông sẽ gửi kết quả điều tra cho FIFA vào tuần tới.
Nếu Qatar bị rút quyền đăng cai World Cup 2022 và FIFA tổ chức bầu chọn lại, có thể Trung Quốc sẽ xem xét đăng ký trở thành quốc gia thay thế Qatar hoặc xin đăng cai cho 1 trong hai kỳ tiếp theo. Nếu phải bầu chọn lại quốc gia đăng cai World Cup 2022, các ứng cử viên sáng giá sẽ là Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Về World Cup 2026, Canada, Mexico và Colombia đã gửi đơn xin đăng cai.
Tuy nhiên, rất có khả năng Trung Quốc sẽ chờ kết quả các cuộc bầu chọn và cân nhắc sau. Có lẽ Trung Quốc không muốn đăng cai giải World Cup để chứng kiến đội tuyển quốc gia nước này làm bẽ mặt người hâm mộ. Tại World Cup 2010 ở Nam Phi, Trung Quốc đã không vượt qua được vòng loại và đó là một tiền lệ mà nước này không muốn lặp lại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là một người rất hâm mộ bóng đá và dự kiến ông sẽ tới Brazil tham gia World Cup. Vào thời điểm này, ông và người dân Trung Quốc sẽ chỉ giữ vị trí cổ động viên tại “lễ hội bóng đá” lớn nhất thế giới này.

Đối phó với TQ hiếu chiến: Mỹ lập liên minh “Châu Á-Thái Bình Dương“?

(Kiến Thức) - Sự hiếu chiến của Trung Quốc khiến các chuyên gia cho rằng có thể một “NATO châu Á” sẽ được thành lập nhằm đối đầu với Bắc Kinh.

Trong cuốn sách có tựa đề “Bi kịch của các cường quốc chính trị”, tác giả John Mearsheimer viết: “Có những bằng chứng ngày càng rõ nét rằng những quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản và Nga cũng như các nước nhỏ hơn như Singapore, Hàn Quốc và một quốc gia Đông Nam Á khác đang ngày càng lo ngại về thế lực của Trung Quốc và đang tìm cách kiềm chế nước này. Sớm hay muộn, các nước này cũng sẽ tham gia vào một liên minh do Mỹ đứng đầu nhằm cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng giống như trước đây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và sau đó là Trung Quốc đã liên minh với Mỹ để kiềm chế Liên Xô”.
Châu Á có sẵn sàng cho một tổ chức giống NATO?

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin?

(Kiến Thức) - Các chiến lược gia quân sự phương Tây đang nghiên cứu khả năng xảy ra và biện pháp ngăn chặn cuộc chiến giữa các cường quốc thế giới. 

Mặc dù phương Tây vẫn chưa quên trải nghiệm về cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh với Moscow, các quan chức phương Tây cho rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea đã khiến các quốc gia NATO đưa ra các giả thuyết chiến lược và nghiên cứu về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh truyền thống và hạt nhân.
Các điểm nóng có nguy cơ xung đột

Tin mới