Trung-Triều căng thẳng, TQ bác đơn gia nhập AIIB của Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết, nước này đã bác đơn xin gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) của Triều Tiên.

Trung-Triều căng thẳng, TQ bác đơn gia nhập AIIB của Triều Tiên?
Một phái bộ Bình Nhưỡng đã tới Trung Quốc vào tháng 2 để thương lượng về khả năng gia nhập ngân hàng do Trung Quốc đứng ra thành lập này. Tuy nhiên, chuyến đi này đã thất bại do Bình Nhưỡng không cung cấp đủ thông tin về tình hình tài chính và kinh tế đất nước.
Theo nguồn tin trao đổi với tờ Emerging Markets, câu trả lời của Trung Quốc khá cương quyết: "Không có cách nào (để gia nhập ngân hàng AIIB), một câu trả lời khiến Bình Nhưỡng bị shock. 
Trung-Trieu cang thang, TQ bac don gia nhap AIIB cua Trieu Tien
 Quang cảnh lễ ký kết bản ghi nhớ về thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á tháng 10/2014.
AIIB là một thể chế tài chính được thành lập từ sáng kiến của Trung Quốc. Mục đích của ngân hàng này là cung cấp đầu tư cho các dự án về cơ sở hạ tầng ở Châu Á-Thái Bình Dương. Một dự luật thành lập với số vốn điều lệ lên tới 100 triệu USD đã được lãnh đạo 21 nước ký vào tháng 10/2014.
Ngân hàng mới thành lập này có thể coi là một đối trọng mới với các thể chế tài chính truyền thống trước đây như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng châu Á, Quỹ Tiền tệ thế giới.

Trung Quốc khai trừ đảng hàng loạt quan chức cấp cao

(Kiến Thức) - Trung Quốc vừa khai trừ đảng hàng loạt quan chức cấp cao bao gồm cả Nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc do nhận hối lộ.

Trung Quốc khai trừ đảng hàng loạt quan chức cấp cao
Nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Từ Tài Hậu đã bị khai trừ khỏi đảng và giao cho cơ quan kiểm sát quân sự xử lý theo pháp luật do lợi dụng chức quyền, giúp đỡ người khác thăng chức và nhận hối lộ.
Trung Quoc khai tru dang hang loat quan chuc cap cao
 Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Từ Tài Hậu.
Trong một bản tin phát đi vào 18 giờ ngày 30/6, Tân Hoa xã cho biết, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, nghe “báo cáo thẩm tra về vụ án vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của Từ Tài Hậu” của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân ủy Trung ương, quyết định khai trừ đảng đối với Từ Tài Hậu theo “Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc” và “Điều lệ Xử lý Kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, chuyển hồ sơ cho cơ quan kiểm sát quân sự, đơn vị được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ủy quyền, tiến hành xử lý theo pháp luật.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu quân đội nước này trên cương vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC), đã nhiều lần cam kết “dọn dẹp sạch sẽ” quân đội Trung Quốc, vốn từ lâu bị tố cáo là tham nhũng tràn lan.
Cũng trong ngày 30/6, 3 quan chức cấp cao khác đã chính thức bị khai trừ khỏi bao gồm ông Lý Đông Sinh, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Các nhà điều tra phát hiện ra ông Lý Đông Sinh “lợi dụng vị trí, quyền hành để kiếm lợi ích cho người khác cũng như nhận một lượng lớn tiền hối lộ”.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng khai trừ Jiang Jiemin, cựu chủ tịch Ủy ban giám sát tài sản và quản lý nhà nước và Phó Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) Wang Yongchun với những hành vi như "lạm dụng vị trí quyền hành" hay "nhận hối lộ". 

Giải pháp nào để đối phó với một Trung Quốc mới?

(Kiến Thức) - Chúng ta có nên giữ thái độ cảnh giác với những thay đổi trong chính sách đối ngoại và sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới?

Giải pháp nào để đối phó với một Trung Quốc mới?
Trong lịch sử, Trung Quốc luôn đi đầu thế giới về diện tích lãnh thổ và dân số nhưng lại không mang sức mạnh ảnh hưởng toàn cầu hay nằm trong số các cường quốc đi đầu thế giới. Trên thực tế, chỉ sau khi cải cách và mở cửa vào cuối những năm 1970, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO vào năm 2002, Trung Quốc mới trở thành một thành viên toàn lực của xã hội toàn cầu. Ông Henry Kissinger đã từng nói, chính quyền Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo (lãnh đạo Trung Quốc từ năm 2002 – 2012) là lớp lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc dẫn dắt nước này theo hướng bình đẳng trong xã hội quốc tế.
Mot cach nhin moi ve Trung Quoc
 Cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải)
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, nền ngoại giao Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn liên quan đến vai trò của nước này đối với thế giới. Tại cuộc họp APEC, việc Trung Quốc nâng cao vai trò lãnh đạo của mình đã được thể hiện rõ. Vấn đề được đặt ra với thế giới hiện nay là cách thức đáp ứng với vai trò mới của Trung Quốc, giải pháp đươc đặt ra hiện nay là kiên nhẫn – tương tác tích cực – hợp tác xây dựng.

Phó Chủ tịch Trung Quốc: Mục tiêu chống tham nhũng kế tiếp?

Sau khi Thị trưởng Nam Kinh Lý Kiến Nghiệp và Bí thư Thị ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch bị “ngã ngựa”, “bang Giang Tô” đang là chủ đề được nhắc đến rộng rãi ở Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Trung Quốc: Mục tiêu chống tham nhũng kế tiếp?
Trên blog của Tân Hoa xã tuần trước có đăng bài viết nói rằng việc Dương Vệ Trạch “ngã ngựa” có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc chống tham nhũng ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, và rất có thể sẽ lôi được “hổ lớn” ra ánh sáng.

Tin mới