Trung ương xem xét việc tiếp tục kiện toàn nhân sự lãnh đạo

Sáng 5/7, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị. 

Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026, là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Hội nghị Trung ương 3 lần này xem xét, quyết định.
Trung uong xem xet viec tiep tuc kien toan nhan su lanh dao
 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc. Ảnh: Chinhphu.vn
Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII (tháng 3/2021), Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao là cần sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau đại hội để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định giới thiệu nhân sự các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và cho ý kiến giới thiệu nhân sự đảm nhiệm 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước.
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (tháng 3, 4/2021), Quốc hội đã bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và bầu hoặc phê chuẩn đối với 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước.
Đến nay, sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026), Ban Chấp hành Trung ương có trách nhiệm chuẩn bị và tiếp tục giới thiệu nhân sự để Quốc hội khóa XV bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất sắp tới theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết tại hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét, giới thiệu nhân sự theo hướng:
Đối với các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước đã được Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII bỏ phiếu giới thiệu hoặc cho ý kiến thông qua với số phiếu tín nhiệm cao, Ban Chấp hành Trung ương không tiến hành bỏ phiếu giới thiệu hoặc lấy ý kiến lại.
Đối với 23 chức danh còn lại chưa lấy phiếu giới thiệu tại Hội nghị Trung ương 2 và các chức danh có dự kiến thay đổi so với lần trước, Bộ Chính trị sẽ xin ý kiến Trung ương bằng phiếu trước khi chính thức giới thiệu để Quốc hội xem xét bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Tổng bí thư nêu rõ, hội nghị Trung ương lần này bao gồm nhiều vấn đề rất cơ bản và hệ trọng, do vậy ông đề nghị các đại biểu dành thời gian nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện, xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, hội nghị làm việc đến ngày 9/7.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Ông Phạm Minh Chính được đề cử làm Thủ tướng Chính phủ

Nguồn: Vietnamnet


Tiếp tục truy tố Trịnh Sướng vụ xăng giả

Trong cáo trạng truy tố mới của VKS, Trịnh Sướng bị cáo buộc thu lợi bất chính hơn 151 tỉ đồng từ việc bán xăng giả thay vì 106 tỉ đồng như trước đây.

Nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM chiều 4-7 cho biết sau khi tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, VKSND tỉnh Đắk Nông đã ra cáo trạng truy tố Trịnh Sướng cùng 38 đồng phạm trong vụ sản xuất, mua bán hàng giả (xăng giả).
Theo đó, trong quá trình sinh sống, kinh doanh tại địa bàn các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, TP.HCM, Đồng Nai và Đắk Nông, Trịnh Sướng và các đối tượng biết được cách pha chế xăng giả. Đó là pha chế các loại dung môi như Naphtha, Solmix, orgasol, BMSol White, BMSol Petro... với xăng chính hãng A95, A92, E5 RON 92 và hóa chất tăng RON như toluel, MTBE, xylene, ethanol cùng hỗn hợp màu Azo để tạo thành xăng A95, A92 và E5 RON 92. Các loại xăng pha chế này bán ra thị trường sẽ thu được lợi nhuận cao hơn buôn bán xăng dầu chính hãng.
Từ đầu năm 2017 đến cuối tháng 5-2019, Trịnh Sướng, Nguyễn Ngọc Quan, Đinh Chí Dũng tiến hành mua dung môi, hóa chất để pha trộn với xăng chính hãng tạo thành xăng giả A95, A92 và E5 RON 92 bán ra thị trường.
Tiep tuc truy to Trinh Suong vu xang gia
Trịnh Sướng (hàng đầu, bên trái) và các bị cáo tại tòa. Ảnh: QN
Mặc dù biết Trịnh Sướng và các đối tượng trên mua dung môi, hóa chất về pha trộn với xăng chính hãng bán ra thị trường nhưng vì lợi nhuận, Lưu Văn Nguyện, Nguyên Thị Thu Hòa, Mai Trung Hậu, Hồ Xuân Cường, Nguyễn Thị Hồng Thủy, Nguyễn Thị Kim Loan, Hoàng Thụy Minh Việt, Hồ Thị Nhẫn, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Văn Sơn vẫn bán cho họ.
Muốn kiếm thêm lợi nhuận, Lê Văn Hùng, Nguyễn Lê Minh Hưng đã đến kho của Quan và Dũng mua dung môi trộn vào xăng để bán lại cho người khác. Ngoài ra, các đối tượng bán bớt xăng rồi mua dung môi trộn vào số còn lại trước khi chở về cho doanh nghiệp. Muốn giúp đỡ người thân kinh doanh nên Hùng giúp Hồ Thị Nhẫn bán dung môi cho các chủ cửa hàng xăng dầu…
Quá trình làm việc cho thấy các bị can biết được Sướng, Dũng, Quan, Loan, Việt, Hướng, Tiến, Sơn và Nhẫn mua dung môi, hóa chất pha trộn với xăng chính hãng tạo thành xăng giả hoặc trực tiếp chở đến bơm vào hầm chứa xăng tại các cây xăng để tạo thành xăng giả; cân đối hóa đơn, chứng từ, xuất hóa đơn giá trị gia tăng bán xăng dầu giả ra thị trường cho các chủ doanh nghiệp nêu trên.
Tuy nhiên, vì mưu sinh nên họ đã giúp sức cho những người này thực hiện việc mua dung môi, hóa chất, xăng chính hãng, pha trộn tạo thành xăng giả; hợp thức hóa đơn, chứng từ, sổ sách, xuất hóa đơn bán xăng giả ra thị trường.
Điều đặc biệt là trong cáo trạng truy tố lần này, Trịnh Sướng bị cáo buộc pha trộn hơn 192 triệu lít xăng giả, tương đương với số lượng của hàng thật trị giá hơn 3.500 tỉ đồng. Trịnh Sướng bán ra thị trường hơn 188 triệu lít, thu lợi bất chính hơn 151 tỉ đồng.
Trong khi lần truy tố trước đó, VKS cáo buộc Trịnh Sướng cầm đầu đường dây sản xuất hơn 137 triệu lít xăng giả, tương đương với số lượng hàng thật trị giá hơn 2.400 tỉ đồng. Trịnh Sướng đã bán ra thị trường hơn 133 triệu lít xăng giả, thu lợi bất chính hơn 102 tỉ đồng (tại phần tranh luận, số tiền bị cáo buộc thu lợi bất chính của Trịnh Sướng là hơn 106 tỉ đồng)…
Ngoài Trịnh Sướng, các bị can khác cũng bị cáo buộc thu lợi bất chính từ hàng triệu đồng đến hàng tỉ đồng.
Liên quan đến vụ án này, cơ quan chức năng cũng đang tiếp tục điều tra, tách ra vụ án khác đối với một số người về tội trốn thuế; mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ nộp ngân sách nhà nước…

Ca nhiễm SARS-CoV-2 thứ tư ở Bình Phước

Khuya 4/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Phước xác nhận thêm 1 ca nhiễm SARS-COV-2 ở huyện Chơn Thành, nâng tổng số ca dương tính trên địa bàn tỉnh lên con số 4.

Ngay trong tối 4/7, lãnh đạo tỉnh Bình Phước phối hợp với UBND huyện Chơn Thành đã tổ chức cuộc họp khẩn để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn trong huyện thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Ca nhiem SARS-CoV-2 thu tu o Binh Phuoc
Lấy mẫu xét nghiệm đối với người dân huyện Chơn Thành (Bình Phước). Ảnh: TTXVN phát

Tin mới