Trước Đại hội Đảng tỉnh, thành phố: Một số cán bộ bị tạm đình chỉ công tác

Theo báo cáo của Chính phủ, các cấp, các ngành đều chú trọng triển khai thực hiện quy định của Luật Phòng chống tham nhũng về tạm đình chỉ công tác, trong đó có cả Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến…

Tiếp tục phiên họp thứ 48, sáng 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác phòng chống tham nhũng năm 2020. Chính phủ cho biết, với những nỗ lực không ngừng kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ, tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm.

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, việc kê khai tài sản lần đầu phải hoàn thành trước 31/12/2019 nhưng do Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm soát tài sản, thu nhập chưa được ban hành nên việc kê khai tài sản, thu nhập theo luật mới chưa thực hiện được.

Tuy nhiên, việc kê khai tài sản, thu nhập liên quan đến nhân sự chủ chốt phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp đã được tiến hành nghiêm túc theo đúng Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Truoc Dai hoi Dang tinh, thanh pho: Mot so can bo bi tam dinh chi cong tac-Hinh-2
 Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Phó Chủ tịch TPHCM Trần Vĩnh Tuyến bị tạm đình chỉ công tác.

Về xử lý trách nhiệm, trong kỳ báo cáo, có 81 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; đã xử lý kỷ luật 62 người; trong đó có 12 người bị xử lý hình sự khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Về xử lý tham nhũng, các cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 508 vụ án, 1.186 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó khởi tố mới 286 vụ, 606 bị can, thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng và 45.503,5 m2 đất; thu hồi trên 10.000 tỷ đồng.

Đối với những vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, tính đến hết ngày 31/7/2020, các cơ quan địa phương tổ chức thi hành 58 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, 15 vụ việc đã được tổ chức thi hành xong, 43 vụ đang tổ chức thi hành.

Chính phủ đánh giá, cùng với những kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII có thể khẳng định, công tác phòng chống tham nhũng không những không “chững lại” hay “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, được cán bộ, đảng viên, nhân dân, dư luận quốc tế ủng hộ, đánh giá cao.

Chính phủ dự báo, tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm mặc dù vẫn còn phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực và tinh vi hơn, nhất là tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc để vụ lợi.

Trước tình hình đó, năm 2021 Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, bảo đảm “không thể tham nhũng” theo đúng yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tiêu cực, tham nhũng như: các dự án đầu tư lớn; quản lý, sử dụng đất đai; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công; các dự án mua sắm lớn từ tài sản nhà nước…

Chính phủ đề nghị TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan tố tụng tiếp tục chú trọng việc thu hồi tài sản tham nhũng, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát được phát hiện; kiên quyết không để xảy ra tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Về xử lý trách nhiệm người đứng đầu, trong kỳ báo cáo, có 81 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; đã xử lý kỷ luật 62 người (tăng 66,1% so với năm 2019); trong đó có 12 người bị xử lý hình sự khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Chính phủ cho biết, các cấp, các ngành đều chú trọng triển khai thực hiện quy định của Luật Phòng chống tham nhũng về tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí khác đối với những trường hợp cần phải đình chỉnh theo đúng quy định và Nghị định 59 của Chính phủ.

Nhiều trường hợp cán bộ đã được tạm đình chỉ kịp thời để phục vụ việc điều tra các vụ án, trong đó có cả cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, như Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến…

Con đường tiến thân của ông Nguyễn Đức Chung

(Vietnamdaily) - Ngày 11/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án.

Con duong tien than cua ong Nguyen Duc Chung
Ông Nguyễn Đức Chung sinh ngày 3/8/1967, quê quán xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông được phong hàm Thiếu tướng tháng 7/2013.

Con duong tien than cua ong Nguyen Duc Chung-Hinh-2
Ông Chung là Tiến sĩ Luật, Cử nhân Học viện Cảnh sát nhân dân chuyên ngành Điều tra tội phạm, Cử nhân ĐH Thương mại Hà Nội ngành Quản trị kinh doanh, điều tra viên cao cấp. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội, đại biểu QH khóa XIII, ủy viên UB Tư pháp QH. 

Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt Đảng bộ đối với ông Nguyễn Đức Chung

Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung.
 

Ngày 11/8, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung.
Bo Chinh tri dinh chi sinh hoat Dang bo doi voi ong Nguyen Duc Chung
 Ông Nguyễn Đức Chung. Ảnh: TTXVN.