Trước khi qua đời Lưu Bị đã nói gì với Gia Cát Lượng?

Trước khi qua đời, Lưu Bị đem hoàng quyền và tương lai của nước Thục giao phó cho Gia Cát Lượng. Ông nói với Gia Cát Lượng: “Tài thừa tướng gấp mười Tào Phi, tất yên định được nhà nước, làm nên việc lớn. Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi!”.

Trước khi qua đời Lưu Bị đã nói gì với Gia Cát Lượng?
Sau khi mất Kinh Châu và Quan Vũ, tiếp đến là việc Trương Phi bị thuộc hạ sát hại khiến Lưu Bị vô cùng tức giận, ông đã đích thân dẫn quân phạt Ngô. Trong trận chiến với Đông Ngô, ông bị một vị tướng trẻ tài mạo song toàn của Giang Đông là Lục Tốn đánh bại ở Di Lăng. Nỗi đau mất người thân cùng nỗi nhục thua trận đã khiến Lưu Bị hổ thẹn với nhân dân ông quyết định không về Thành Đô mà ở lại thành Bạch Đế.
Truoc khi qua doi Luu Bi da noi gi voi Gia Cat Luong?
Lưu Bị dẫn quân đi đánh Đông Ngô nhưng thất bại. 
Không lâu sau Lưu Bị ngã bệnh, ông tự biết bản thân mình không còn sống được bao lâu. Hiện thực đau thương khiến Lưu Bị không thể không lo lắng cho tương lai nước Thục. Với ông, việc khó nhất không phải là bố trí nhân sự, mà là làm thế nào để sau khi ông mất nước Thục vẫn đoàn kết được nội bộ, khiến đại nghiệp giang sơn phát triển vững bền.
Đầu năm 223, Lưu Bị cảm thấy bệnh tình càng trầm trọng, bèn sai người đến Thành Đô triệu tập thừa tướng Gia Cát Lượng đến gấp cung Vĩnh An.
Khoảng cuối tháng 3 đến cuối tháng 4/223, Gia Cát Lượng tới thành Bạch Đế, ra sức tham mưu việc nội trị và sắp đặt nhân sự mới sau khi hàng loạt tướng lĩnh và quan lại khai nghiệp đã qua đời; đồng thời chuẩn bị kế hoạch để củng cố nước Thục sau này.
Khoảng cuối tháng 5 đến cuối tháng 6/223, bệnh tình của Lưu Bị càng nguy kịch. Ông bèn viết chiếu cho thái tử Lưu Thiện ở Thành Đô, có đưa trước cho Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm xem, với nội dung như sau: "Trẫm mắc bệnh nan y, xem tình hình bệnh không khỏi. Người ta 50 tuổi đã không gọi là chết yểu, nay ta đã hơn 60, chẳng có gì ân hận, bởi thế chẳng lo lắng cho mình, chỉ nghĩ đến tương lai của anh em các ngươi.
Nghe thừa tướng Gia Cát Lượng nói, ngươi có khí chất lớn, tiến bộ rất nhanh, vượt quá mong mỏi của ông cha, nếu như thực sự như thế ta còn phải lo gì, hy vọng ngươi cũng phải nỗ lực, chớ làm một điều ác nhỏ, cũng chớ không làm một điều thiện nhỏ.
Tất cả phải lấy cầu hiền, cầu đức làm trọng, khiến cho thần dân có thể đối với ngươi tâm phục hoàn toàn. Phụ thân của ngươi vẫn bạc đức, không nên học theo.
Hy vọng rằng ngươi chăm đọc nhiều sách, đặc biệt là Hán thư và Lễ ký nhất định phải đọc kỹ, lúc thư thả cần nghiên cứu thêm Lục Thao và Thương Quân Thư, có thể rèn luyện thêm về trí tuệ và chí khí.
Nghe nói thừa tướng Gia Cát Lượng có chỉnh lý các thiên Thân Bất Hại, Hàn Phi Tử, Quản Tử, Lục Thao, rất nên thỉnh giáo ông ta nhiều".
Sau đó ông lại dặn dò Gia Cát Lượng, gửi gắm thái tử còn ít tuổi cho thừa tướng nhờ giúp đỡ. Ông nói với Gia Cát Lượng: "Tài thừa tướng gấp mười Tào Phi, tất yên định được nhà nước, làm nên việc lớn. Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi!".
Gia Cát Lượng khóc và một mực từ chối, thề sẽ trung thành tận tâm với Lưu Thiện đến cùng.
Truoc khi qua doi Luu Bi da noi gi voi Gia Cat Luong?-Hinh-2
Gia Cát Lượng được Lưu Bị hết sức tin tưởng. 
Giữa tháng 6/223, Lưu Bị qua đời tại cung Vĩnh An, thọ 63 tuổi. Ông được truy tôn là Chiêu Liệt hoàng đế. Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hoài Đế. Khoảng cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 năm đó, linh cữu của ông được an táng tại Huệ Lăng. Cùng lúc đó linh cữu Cam phu nhân (Lưu Thiện truy tôn là Chiêu Liệt hoàng hậu) vợ ông được đưa từ Nam quận về Thành Đô, hợp táng với ông tại Huệ Lăng.
Việc Lưu Bị đem hoàng quyền và tương lai của nước Thục giao phó cho Gia Cát Lượng, có nhiều ý kiến cho rằng: "Lưu Bị làm vậy là để thăm dò xem Gia Cát Lượng có ý soán quyền hay không. Cũng có người nói: Lưu Bị biết rõ Gia Cát Lượng không có ý mưu phản, chỉ vì lòng trung thành của Gia Cát Lượng mà cố tình diễn một màn kịch ân tình sâu nặng này".
Nhưng sự thực lại hoàn toàn không phải vậy, Lưu Bị không có ý thăm dò, cũng không có ý gửi gắm ân tình gì cả. Hãy thử nghĩ xem, nếu Gia Cát Lượng thật sự muốn cướp ngôi, thì lời dặn dò của Lưu Bị há chẳng phải vừa khéo cho ông một cái cớ để mưu phản hay sao?. Còn nếu Gia Cát Lượng không có ý mưu phản, thì Lưu Bị há chẳng phải đã làm chuyện dư thừa, lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử hay sao?
Thực chất sau khi nhóm người Lưu, Quan, Trương, Hoàng Trung, Pháp Chính qua đời, nhân tài đứng đầu của nước Thục đã không còn mấy ai. Tình hình khi đó có thể nói là chỉ còn Gia Cát Lượng. Vậy nên, Lưu Bị đã vì đại cục của nước Thục mà làm như vậy.
Truoc khi qua doi Luu Bi da noi gi voi Gia Cat Luong?-Hinh-3
 Gia Cát Lượng dành cả đời để phục vụ nhà Thục Hán.
Ngoài ra việc để Gia Cát Lượng được quyền phế Lưu Thiện nếu y bất tài, là để nhắc nhở Lưu Thiện không được làm khó dễ Gia Cát Lượng, hai là để xóa tan nỗi lo ẩn sâu trong tâm Gia Cát Lượng, rằng sau khi Lưu Bị tạ thế ông sẽ phải rời đi, đồng thời khiến ông bất kể lúc nào cũng đều có thể lấy đại cục của nước Thục làm trọng. Bởi lần đầu tiên gặp gỡ Lưu Bị đã biết Gia Cát Lượng có tài thông tỏ trời đất. Khi Gia Cát Lượng xuống núi đã căn dặn người nhà rằng: "Ta nhận ân huệ ba lần viếng thăm của Lưu hoàng thúc, không thể không xuống núi. Các ngươi hãy tự mình canh tác trồng trọt ở đây, không được để ruộng vườn hoang phế. Đợi sau khi xong việc, ta sẽ về đây quy ẩn".
Cả một đời của Lưu Bị lấy nhân nghĩa làm gốc rễ, từ việc ba lần viếng thăm lều cỏ đến việc chân thành ủy thác việc nước việc nhà cho Gia Cát Lượng ở thành Bạch Đế, đã khiến Gia Cát Lượng cảm động sâu sắc. Đây cũng có thể là một nguyên nhân quan trọng giải thích vì sao Gia Cát Lượng phải "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi". Trong Xuất sư biểu Gia Cát Lượng viết: "Từ khi lĩnh mệnh ngày quên ăn, đêm quên ngủ, thần không tiếc gì đến thân, không ngại xông pha nguy hiểm để khỏi phụ lòng tiên đế".

Lưu Bị sở hữu đội quân tinh nhuệ nào khiến kẻ địch "sợ vỡ mật"?

(Kiến Thức) - Để bảo đảm an nguy cho bản thân cũng như quyền lực của hoàng tộc, Lưu Bị thành lập một đội quân tinh nhuệ. Đội quân bí mật này sở hữu khả năng chiến đấu giỏi và chỉ phục tùng mệnh lệnh của Lưu Bị.

Lưu Bị sở hữu đội quân tinh nhuệ nào khiến kẻ địch "sợ vỡ mật"?
Luu Bi so huu doi quan tinh nhue nao khien ke dich
 Lưu Bị là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời Tam Quốc đầy biến động. Là quân chủ nhà Thục Hán, ông trở thành mục tiêu thích sát của những thế lực thù địch.

Sự thật té ngửa cuộc sống xa hoa trụy lạc của Tào Tháo

(Kiến Thức) - Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Tào Tháo được xây dựng với hình ảnh sống xa hoa, trụy lạc như có nhiều mỹ nhân hầu hạ, xây Đồng Tước Đài lộng lẫy... Những điều này có đúng sự thật?

Sự thật té ngửa cuộc sống xa hoa trụy lạc của Tào Tháo
Su that te ngua cuoc song xa hoa truy lac cua Tao Thao
Tào Tháo là một nhân vật nổi tiếng lịch sử thời Tam Quốc. Đặc biệt, ông được công chúng biết đến nhiều thông qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. 

Ai là người dày công thuyết phục Lưu Bị nhận lấy Từ Châu?

(Kiến Thức) - Vào năm 194, Đào Khiêm ốm nặng nên dâng biểu lên Hán Hiến Đế tiến cử Lưu Bị giữ chức Từ Châu mục thay mình. Ban đầu, Lưu Bị một mực từ chối, nhưng về sau, chính người này đã thuyết phục thành công khiến Lưu Bị nhận lấy Từ Châu. 

Ai là người dày công thuyết phục Lưu Bị nhận lấy Từ Châu?
Ai la nguoi day cong thuyet phuc Luu Bi nhan lay Tu Chau?
Trước khi trở thành một thế lực hùng mạnh thời Tam Quốc, Lưu Bị từng làm việc dưới quyền Công Tôn Toản. Khi quân của Tào Tháo tiến đánh Từ Châu, Đào Khiêm khi ấy nhận thấy không có lực lượng đầy đủ để chống lại quân địch. 

Tin mới