(Kiến Thức) - Kiến Thức xin gửi đến độc giả một số tuyệt chiêu khám bệnh không phải chờ lâu ở Bệnh viện Nhi Trung ương do chính bác sĩ trưởng khoa khám bệnh bật mí.
Thu Nguyên
Trời nắng nóng liên tục, nhiều bệnh nhi đổ bệnh, xếp hàng vào viện. Vì số lượng trẻ đổ về quá đông, Bệnh viện Nhi Trung ương luôn trong tình trạng quá tải, các bé và người nhà phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt.
Theo khảo sát của Kiến Thức, trung bình 1 bé bị viêm họng, sốt cao, ho phải mất 3h đồng hồ cho toàn bộ quá trình xếp hàng, khám bệnh,chờ lấy máu, chờ kết quả xét nghiệm và cuối cùng là chờ đọc kết quả, kê đơn thuốc nếu khám ở khoa tự nguyện A (Khoa khám bệnh đắt và vắng vẻ nhất Bệnh viện).
Còn với những khoa khám bệnh tự nguyện B,C và khám bảo hiểm Y tế thì thời gian đó phải lên tới ít nhất 4h. Thậm chí có những bé tới bệnh viện vào 9h giờ sáng nhưng 2h chiều mới hoàn thành mọi việc và được về nhà, do lượng người quá đông.
Bác sĩ BV Nhi chỉ cách khám bệnh giảm thời gian chờ
Để giúp người bệnh giảm thời gian chờ đợi, bớt khổ sở khi đi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi trung ương vào thời kỳ đỉnh điểm dịch bệnh mùa hè, bác sĩ Trương Thị Vinh – Trưởng khoa Khám bệnh bật mí một số bí quyết.
Theo Bác sĩ Trương Thị Vinh: "Các bố, mẹ nên lưu ý một số thông tin dưới đây để thuận tiện khi đưa con đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi trung ương, giảm thời gian chờ đợi dưới trời nắng nóng".
"Bệnh viện Nhi Trung ương hiện tại đã tăng thời gian khám bệnh buổi sáng sớm hơn 1 tiếng, so với trước đây. Tức là, 7h sáng bệnh viện đã bắt đầu khám bệnh. Nếu gia đình nào định đưa con em đi khám bệnh buổi sáng, thì nên đi sớm trước 7h sáng để lấy số chờ khám. Đi sớm hơn bạn sẽ không phải chờ đợi quá lâu hoặc phải đợi tới tận buổi chiều, mới được trả các kết quả xét nghiệm nếu có.
Với những người chọn khám dịch vụ tự nguyện, thì cũng có thể đi sớm hơn hẳn vào khoảng 6h sáng. Vì những khu vực này 6h sáng đã bắt đầu tiến hành khám bệnh". Bác sĩ Vinh nói.
Cũng theo bác sĩ Vinh, thông thường ở Bệnh viện Nhi, vào khoảng thời gian từ 14h30 - 17h, lượng bệnh nhân cũng vắng hơn hẳn. Vì thế nếu tình trạng của bé không khẩn cấp mẹ có thể cho con đi taxi và khám bệnh vào buổi chiều để tránh phải chờ đợi quá lâu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý, mỗi gia đình bệnh nhi chỉ nên có 1 và nhiều nhất 2 người nhà đi cùng bé để tránh hiện tượng ùn tắc, ngột ngạt vì quá đông người tại khoa khám bệnh vào đầu mỗi buổi khám bệnh. Nếu trẻ không thực sự trong tình trạng cấp cứu hay bệnh nặng, gia đình nên đưa con tới khám tại các cơ sở y tế địa phương.
Mời độc giả xem lại clip "Nhân viên y tế BV K cầm 1 sấp phong bì":
PGĐ Bệnh viện Nhi hướng dẫn cách phòng bệnh hè cho bé
(Kiến Thức) - Dưới đây là hướng dẫn cách phòng bệnh mùa hè cho bé của PGS.TS Trần Minh Điển, PGĐ Bệnh viện nhi Trung ương.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển cách phòng bệnh mùa hè cho bé không quá phức tạp. Đầu tiên, để tránh những bệnh liên quan đến nắng và nóng thì vào mùa hè, chúng ta nên cho các em bé ở trong nhà thoáng khí, mát, tránh để cho các em bé chạy nhảy, chơi ngoài nắng quá lâu.
BV Nhi Trung ương vỡ trần, vữa rơi trúng đầu bệnh nhi
(Kiến Thức) - Nhiều người bị vữa rơi trúng đầu, trong đó có 1 cháu bé bị thương phải cấp cứu trong vụ Bệnh viện Nhi Trung ương vỡ trần sáng nay (ngày 7/6).
Nguồn tin của Kiến Thức, sáng 7/6, xảy ra vụ việc Bệnh viện Nhi Trung ương vỡ trần, vữa rơi từng mảng lớn tung tóe xuống dưới sàn - nơi các bệnh nhân ngồi chờ khám bệnh khiến một cháu bé bị thương.
Thời điểm đó, có rất đông bệnh nhi và người nhà đã chờ khám bệnh và bị vữa rơi trúng. Trong đó, có một cháu bé bị vữa rơi trúng đầu và phải đưa đi cấp cứu.
Phân biệt đồ uống tốt và hại cho sức khỏe của răng
(Kiến Thức) - Đồ uống hoàn toàn có thể tác động tới sức khỏe của răng theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Sau đây là các loại đồ uống tốt cho răng.
Không ngạc nhiên gì khi sữa đứng đầu trong danh mục các loại đồ uống tốt cho răng. Chứa nhiều canxi và vitamin D, sữa giúp răng chắc khỏe. Sữa còn có casein, một loại protein tạo nên một lớp màng bảo vệ men răng để tránh sâu răng.