Kể từ những năm 1970 đến nay, tỷ lệ ly hôn trên toàn cầu đã gia tăng đáng kể. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu cố gắng hết sức để tìm ra những nguyên nhân có thể dẫn đến sự chia ly. Một số người trong số họ cũng nghiên cứu các yếu tố có thể làm cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc và hòa hợp hơn, trong đó có tính đến độ tuổi và trình độ học vấn của các cặp vợ chồng.
Qua một nghiên cứu cho thấy rằng gen của chúng ta có thể đóng một vai trò quan trọng đối với một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Trước giờ, tôi vẫn nghĩ cuộc hôn nhân của em gái mình êm ấm, bình lặng. Tính em tôi cứng rắn, có hơi đàn ông, lập trường vững vàng. Ngược lại, tính em rể lại hiền hòa, dễ chịu, vợ nói gì cũng ừ hử, chưa bao giờ to tiếng, phản bác vợ. Cả 2 đều có việc làm ổn định, lương cao nên kinh tế cũng khá giả. Một gia đình có nền tảng đầy đủ như vậy, thử hỏi làm sao không hạnh phúc?
Nhưng bất ngờ, mấy ngày trước, em gái đến nhà tôi chơi, vẻ mặt hầm hầm bực bội. Thấy lạ, tôi hỏi thì em kể một loạt chuyện liên quan đến cuộc sống gia đình mình. Nào là chồng thiếu chính kiến, lúc nào cũng chỉ biết nghe theo lời vợ mà không bao giờ biết bày tỏ lập trường bản thân. Chính vì thế nên công việc dậm chân tại chỗ, làm cả chục năm mà vẫn không lên được chức Phó giám đốc dù là người có năng lực chuyên môn tốt nhất công ty. Rồi chồng là đàn ông nhưng chỉ thích làm những việc của phụ nữ như lau nhà, làm bánh, nấu ăn, chăm sóc con; chẳng có một chút gì khí khái nam nhi mà em tôi mong muốn. Hay chồng ỷ lại vào vợ, mua thứ gì, làm việc gì từ nhỏ đến lớn cũng để mặc vợ quyết định, làm em bị mang tiếng cầm quyền chồng. Nói một hồi, em gái tôi đòi ly hôn vì chán cảnh sống bị thiên hạ nhìn ngó và chỉ trích em ấy quá hung dữ, kiểm soát, hành hạ tinh thần của chồng.