(VietnamDaily) - Theo miêu tả của người xưa, con giao long sống ở các vùng nước lớn, có đầu hình rồng, mình giống rắn với đủ tứ chi, có sức mạnh siêu nhiên...
Quốc Lê
Trong nhiều câu chuyện dân gian của người Việt có nhắc đến một loài thủy quái to lớn và đầy bí ẩn, được gọi là con giao long hoặc thuồng luồng. Đây là một loài vật như thế nào? Trong hình giao long trang trí trên giáo đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn, cách đây 2.000 - 2.500 năm.
Hình giao long trên trống đồng Nam Ngãi III. Theo miêu tả của người xưa, giao long sống ở các vùng nước lớn, có đầu hình rồng, mình giống rắn với đủ tứ chi, có sức mạnh siêu nhiên. Người Việt cổ thờ loài vật này như một biểu tượng sức mạnh, đồng thời để chúng sống hòa thuận với con người.
Trong nhiều truyền thuyết, giao long là thế lực tà ác hại người. Nhưng cũng có truyện kể giao long chỉ trừng phạt kẻ ác, còn với người lương thiện không gây hại, ngược lại còn dùng quyền năng để giúp họ vượt qua tai ương, có cuộc sống tốt đẹp, ví dụ như trong truyền thuyết về sự hình thành hồ Ba Bể.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về chân tướng của loài giao long. Đáng chú ý là quan điểm của nhà sử học Đào Duy Anh (1904-1988). Cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam (xuất bản năm 2005) dẫn lại nhận định của nhà sử học kỳ cựu: Giao long chính là cá sấu. Ảnh: Cá sấu trong một trang trại ở TP HCM.
Xin trích dẫn nguyên văn: "Cứ những sự tình gặp giao long ở sông Dương Tử sách xưa chép đó và cứ hình trạng con giao long theo người xưa mô tả đó thì chúng ta thấy rằng loài giao long sách xưa chép đó chính là loài cá sấu lớn đời xưa có rất nhiều ở sông Dương Tử...".
"...Theo L. Aurousseau thì giống cá sấu lớn ấy mình dài đến 5, 6 mét, tiếng Pháp gọi alligator. [...] Người Hán tộc xưa gọi là alligator là giao long. Người mình gọi con crocodile là thuồng luồng mà sách chữ Hán của ta cũng gọi là giao long...".
"...Về sau trong các sông ở Bắc nước ta, giống crocodile thành hiếm, thỉnh thoảng thấy một con, người ta cũng gọi là thuồng luồng, nhưng người thường không biết hình dạng nó thế nào nên tưởng tượng nó là một giống thủy quái hình dạng như rắn...".
Thiết nghĩ, với những ý kiến thuyết phục của nhà sử học Đào Duy Anh, bí ẩn truyền đời về loài giao long/thuồng luồng ở Việt Nam đã được làm sáng tỏ...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Truyền thuyết 'bùa may mắn' giúp kẻ trộm tàng hình
(VietnamDaily) - Bên trong bảo tàng Whitby ở Anh có lưu giữ một hiện vật có tên "Bàn tay Vinh quang". Theo truyền thuyết, những tên trộm coi bàn tay này là "bùa may mắn" vì nó giúp chúng tàng hình hoặc "đóng băng" chủ nhà để ăn trộm trót lọt.
Một bàn tay người khô quắt và teo lại được trưng bày tại bảo tàng Whitby ở Bắc Yorkshire, Anh. Người ta gọi nó là "Bàn tay Vinh quang". Nó được xem là "bùa may mắn" trong giới trộm cắp.
Điều bất ngờ về truyền thuyết đại hồng thủy của loài người
(VietnamDaily) - Những năm gần đây, một cách lý giải mới về truyền thuyết Đại hồng thủy đã được đưa ra. Theo thuyết này, Đại hồng thủy liên quan đến những đại dương khổng lồ nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt Trái đất.
Đại hồng thủy là một trận lụt mang tình chất hủy diệt được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Vào thời kỳ hiện đại, đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm cách lý giải truyền thuyết này trên góc độ khoa học.
Theo một cách giải thích phổ biến, đại hồng thủy chính là hiện tượng biển tiến vào các vùng lục địa thấp do khí hậu Trái đất ấm dần và băng tan ở hai cực trong một khoảng thời gian 8 - 10 nghìn năm trước.