Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước

Cây cầu như một biểu tượng từ xa xưa và được người dân Ấn Độ tôn trọng cũng như sự quan tâm đặc biệt.

Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước ảnh 1

Ảnh minh họa

Trong sử thi Ramayana vĩ đại của Ấn Độ, hàng nghìn năm về trước đã có một câu chuyện về cây cầu bắc qua đại dương mênh mông nối liền 2 quốc gia với nhau. Tác giả Valmiki đã có bản hùng ca dài gần 24.000 câu thơ kể lại cuộc đời của vị hoàng thái tử vĩ đại Rama và cuộc chiến của họ.

Theo đó vị hoàng tử này đã cố gắng giải cứu vợ mình khỏi quỷ vương độc ác Ravana. Vợ của hoàng tử là Sita đã bị quỷ vương bắt cóc và đưa đến Sri Lanka và hoàng tử đã tổ chức một đội quân gồm những con khỉ để cứu được người vợ của mình.

Những con khỉ này đã xây dựng một cây cầu nổi trên biển bằng cách viết tên của Rama lên đá và ném chúng xuống nước khi tới bờ đại dương. Theo truyền thuyết những viên đá không chìm vì trên đó có tên vị thái tử và đội quân này đã sử dụng cây cầu để vượt biển đến Sri Lanka.

Cây cầu dài khoảng 50km theo truyền thuyết thế nhưng ở thời gian hiện tại phần lớn khu vực này chìm trong biển nước. Thế nhưng ở nhiều thế kỷ nước đây là một giải đất vững chắc kết nối 2 quốc gia với nhau. Con đường này tồn tại tới cuối thế kỷ 15 vẫn có thể đi bộ qua được. Theo ghi chép của nhiều sổ sách xưa, con đường bị ngập sau một cơn bão lớn.

Dưới góc nhìn của khoa học, nhiều nhà địa chất đã đưa ra các giả thuyết xoay quanh vấn đề về cây cầu này. Tuy nhiên cũng có ys kiến cho rằng cây cầu được tạo nên bởi cát lắng và trình tự nhiên của trầm tích. Có nghĩa là vùng đất giữa Ấn Độ và Sri Lanka từng nối liền với nhau.

Trong khi những giả thuyết được đưa ra về mặt khoa học hay thần linh thì năm 2017 phía Ấn Độ đề xuất dự án nạo vét dải đất qua cầu Râm để tạo một con đường vận chuyển trong eo biển nông giữa Ấn Độ và Sri Lanka.

Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước ảnh 2

Thế nhưng dự án này nhanh chóng gặp nhiều phản ứng tiêu cực từ phía người dân. Họ cho rằng cây cầu là truyền thuyết và biểu tượng của huyền thoại nên không thể bị phá hủy. Các nhà bảo vệ môi trường cũng lên tiếng mạnh mẽ phản đối chủ đề trên và cho rằng nó có thể làm tổn hại nặng nề tới hệ sinh thái nếu nạo vét.

Những cây cầu "điên rồ" quá sức tưởng tượng, ai cũng thất kinh

Hầu hết các cây cầu trên thế giới đáp ứng tiêu chuẩn cho việc đi lại. Tuy nhiên, có những cây cầu được thiết kế hết sức "điên rồ" không ai muốn đi qua

Nhung cay cau

Cầu treo Trift - Thụy Sĩ. Nếu bạn tới vùng Alps của Thụy Sĩ và cảm thấy may mắn, hãy đi bộ qua cầu treo Trift. Đây là cây cầu đi bộ dài nhất trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ.

Nhung cay cau

Cầu treo Pulau Langkawi - Kedah, Malaysia. Bạn muốn đi bộ giữa những cây cao trên rừng nhiệt đới? Hãy đến cầu treo này, bạn sẽ như lơ lửng hàng trăm mét trên không trung.

Những điều cần biết về cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc

Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc mất 9 năm xây dựng, dùng 420.000 tấn thép và chịu được động đất mạnh cấp 8 khánh thành ngày 23/10/2018.

Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc, nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải đã được khánh thành vào sáng 23/10 sau 9 năm xây dựng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới tham dự, chủ trì buổi lễ và tuyên bố thông cầu.

Khởi công xây dựng từ năm 2009, cây cầu nối 3 thành phố của Trung Quốc dài 55 km, dài hơn kênh đào Anh nối Dover ở Anh với Calais ở Pháp khoảng 22,5 km.

Cây cầu này sử dụng 420.000 tấn thép trong quá trình xây dựng, tương đương với lượng thép đủ để xây 60 tháp Eiffel (ở Paris).

Quang cảnh bên trong Nhà khách Cảng Hong Kong của cây cầu nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải.

Những tấm vé xe buýt qua cầu ở Nhà khách Cảng Hong Kong. Cây cầu dài 55km này của Trung Quốc là cây cầu vượt biên dài nhất thế giới và là cây cầu dài thứ 6 trên thế giới.

Các quan chức Trung Quốc kỳ vọng rằng cây cầu này sẽ được sử dụng trong 120 năm nữa, đồng thời khẳng định nó sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bởi đã cắt giảm 60% thời gian đi lại giữa các địa điểm.

Quan trọng hơn, cây cầu là một phần then chốt trong kế hoạch phát triển vùng vịnh Greater Bay Area (Vùng Vịnh lớn) - một khu vực rộng 56.500 km vuông và trải rộng khắp 11 thành phố ở phía nam Trung Quốc.

Theo Giám đốc sở Giao thông và Nhà đất ở Hong Kong Frank Chan, thời gian đi lại giữa Chu Hải và Sân bay Quốc tế Hong Kong được rút ngắn xuống còn 45 phút thay vì 4 giờ đồng hồ như trước đây.

"Cây cầu này sẽ thúc đẩy việc hợp tác giữa Quảng Đông, Hong Kong và Macau trong các lĩnh vực như thương mại, tài chính, dịch vụ hậu cần và du lịch", ông Frank Chan khẳng định.

Tuy nhiên, siêu dự án xây dựng cây cầu vượt biển dài nhất thế giới này của Trung Quốc cũng gây nhiều tranh cãi bởi các vấn đề về việc chậm tiến độ thi công, lạm chi, tham nhũng và an toàn lao động.

Chi phí cho siêu dự án này hiện vẫn chưa rõ là bao nhiêu nhưng theo một số ước tính, số tiền để xây dựng cây cầu này là hơn 130 tỷ NDT.

7 công nhân đã thiệt mạng cùng với 129 người bị thương từ khi cây cầu bắt đầu thi công. Hầu hết các công nhân này đều bị tai nạn vì trượt chân hoặc ngã từ trên cao xuống.

Một số người cho rằng cây cầu này là một kiệt tác kiến trúc trong khi số khác coi đây là một dự án chính trị tốn kém được thực hiện để từng bước gắn kết Hong Kong với đại lục trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường ảnh hưởng đối với thành phố bán tự trị này.

Toàn cảnh Đảo Nhân tạo phía Đông của cây cầu nối 3 thành phố Hong Kong - Macau - Chu Hải.
 

Tin mới