TSKH Phan Xuân Dũng: Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng 4.0?

(Kiến Thức) - Trong cuốn “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm”, TSKH Phan Xuân Dũng đã trả lời cho các hàng loạt câu hỏi: Việt Nam đang ở đâu, chúng ta hành động như thế nào… trong cuộc cách mạng 4.0.

TSKH Phan Xuân Dũng: Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng 4.0?

Cuộc cách mạng hội tụ và tiết kiệm

Thời gian gần đây, cụm từ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, “cách mạng công nghiệp 4.0”… xuất hiện nhiều đến nỗi bất cứ bài phát biểu hay báo cáo… nếu thiếu cụm từ này sẽ cảm giác chưa đầy đủ, chưa bắt kịp thời đại. Nhưng cách mạng công nghiệp bắt nguồn từ đầu, bản chất đặc trưng, tính chất, sự ảnh hưởng của nó gồm những nội dung gì, các ứng ứng xử với cuộc cách mạng lần này ra sao và đặc biệt Việt Nam ở đâu và phải làm gì?...

Tất cả các câu hỏi đó đã thôi thúc TSKH Phan Xuân Dũng đi tìm câu trả lời.

TSKH Phan Xuan Dung: Viet Nam dang o dau trong cuoc cach mang 4.0?-Hinh-3
 Cuốn sách "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm" do NXB Khoa học và Kỹ thuật xuất bản. 
Để tìm câu trả lời tác giả dẫn dắt người đọc đi xuyên qua các cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong tiến trình phát triển của thế giới để từ đó làm bật lên vai trò và vị thế của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư.

Đó là cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất; CMCN lần thứ hai gắn liền với quá trình điện khí hóa sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà; CMCN lần thứ ba với công nghiệp chế tạo ngày càng được số hoá. Cuối cùng là CMCN lần thứ 4 được tác giả mạnh dạn khẳng định dưới góc nhìn rất mới: Đây là cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm.

Tác phẩm "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm" do NXB Khoa học và Kỹ thuật phát hành. 

Sách dày 247 trang với 4 phần: 

- Phần 1 giới thiệu các cuộc cách mạng công nghiệp lớn. 

- Phần 2 cung cấp những nội dung chính về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

- Phần 3 giới thiệu chính sách của một số nước với cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phần 4 giới thiệu Việt Nam với cuộc cách mạng 4.0. 

TSKH Phan Xuân Dũng phân tích, cuộc CMCN lần thứ tư này chính là cuộc cách mạng dựa trên các công nghệ nền tảng: dữ liệu lớn, điện toán đám mây, các robot thông minh và internet kết nối vạn vật…; là cuộc cách mạng được đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa thực và ảo của các lĩnh vực như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, trí tuệ nhân tạo, người máy, tích hợp con người- máy móc…

“Một thế giới mà sự phân loại của các công nghệ chỉ là tương đối, khó mà tách biệt vì chúng quyện lẫn với nhau, tích hợp với nhau, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Đặc biệt, bối cảnh ra đời và thực tế đang diễn ra đã chứng minh mục đích cuộc cách mạng này là kiết kiệm trí tuệ nhân tạo và sức lao động, thời gian và không gian, tài nguyên và môi trường… Chính vì lẽ đó mà chúng tôi gọi cuộc cách mạng lần này là cuộc cách mạng của sự tiết kiệm”, TSKH Phan Xuân Dũng nhấn mạnh. 

 Việt Nam đang ở đâu, muốn gì và hành động thế nào?

Không chỉ truyền tải thông điệp CMCN lần thứ 4 là cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm, TSKH Phan Xuân Dũng còn chỉ ra cho chúng ta biết Việt Nam muốn gì? đang ở đâu? sẽ tiếp cận và hành động như thế nào?

Tác giả cho biết, Việt Nam đã và đang tận dụng thành quả của cuộc cách mạng 4.0 và bước đầu đã có một số kết quả trong một số lĩnh vực. Ví dụ, trong ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo Việt Nam đã có một số sản phẩm như hệ thống sẵn mạng dữ liệu được các ngân hàng, doanh nghiệp sử dụng để định vị thương hiệu, để thống kê phân tích số liệu văn bản với số lượng lớn kê tới vài tỷ byte…

Tương tự, trong ứng dụng công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), Viettel đang nghiên cứu ứng dụng cho giao thông như bán vé điện tử, giám sát hành trình vận tải… Tập đoàn Công nghệ Bkav đầu tư nghiên cứu phát triển giải pháp nhà thông minh với các thiết bị và phần mềm điều khiển qua mạng internet.

TSKH Phan Xuan Dung: Viet Nam dang o dau trong cuoc cach mang 4.0?-Hinh-2
 TSKH Phan Xuân Dũng là chủ biên và đồng tác giả của nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thành quả bước đầu, để không bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau trước sự tiến nhanh như vũ bão của cuộc cách mạng 4.0, theo TSKH Phan Xuân Dũng, chúng ta phải thay đổi tư duy phát triển, có cách nhìn đột phá phù hợp với thế giới đang thay đổi nhanh chóng trong đó phải dám chấp nhận những khái niệm mới, tư duy mới có khi trái ngược với những gì mà ta đang và đã quan niệm trong một thời gian dài; nắm bắt thời cơ và thuận lợi, hạn chế khó khăn và thách thức, đẩy nhanh dứng dụng công nghệ cao và hiện đại…

Đặc biệt, dựa trên những phân tích về thách thức và cơ hội của Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng mạnh dạn đưa ra 10 đề xuất, kiến nghị.

Thứ nhất cần phải hiểu đầy đủ và đúng bản chất của cuộc CMCN lần thứ tư để có lộ trình và giải pháp phát triển đất nước một cách thực sự khoa học, không giáo điều, hình thức.

Thứ hai, cần đổi mới tư duy và thực hiện quy hoạch một cách khoa học, phải mạnh dạn có cái nhìn đột phá.

Thứ ba, phát triển nội lực Việt Nam dựa trên nền tảng trí tuệ Việt Nam.

Thứ tư là coi sự đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo là linh hồn của sự tiến bộ KHCN nói riêng và của dân tộc nói chung, là động lực cơ bản để xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ năm là trong quá trình đổi mới phải cố gắng để tiến nhanh nhưng phải vững chắc, không nóng vội, tránh nhầm lẫn việc ứng dụng công nghệ với việc mua thiết bị về dùng.

Thứ sáu là phải hình thành những sản phẩm chủ đạo mang sắc thái riêng phải tạo nên các công nghệ, sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt, của trí tuệ người Việt và cho người Việt.

Thứ bảy là trên cơ sở nhận thức đúng, hiểu đúng về bản chất của CMCN lần thứ tư.

Thứ tám là phát triển KH&CN nước ta phải tiến hành đồng thời trên ba trụ cột là chuyển giao, ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất từ nước ngoài vào Việt Nam; chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của người Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam; chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài.

Thứ chín là phải biết tự hào về những gì mà chúng ta đã làm nên lịch sử quá khứ của dân tộc trong đó có KH&CN.

Cuối cùng là phải quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc tất cả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về KH&CN, giáo dục đào tạo.

TSKH Phan Xuân Dũng hiện là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội. TSKH Phan Xuân Dũng là chủ biên và đồng tác giả của nhiều cuốn sách, nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cao trong lĩnh vực KH & CN, và môi trường.

Hơn 100 tác phẩm của thanh thiếu niên, nhi đồng được trao giải sáng tạo

(Kiến Thức) - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp với Bộ KHCN, TƯ Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa tổ chức tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 16.

Hơn 100 tác phẩm của thanh thiếu niên, nhi đồng được trao giải sáng tạo
Hon 100 tac pham cua thanh thieu nien, nhi dong duoc trao giai sang tao
 
Tối 12/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp với Bộ KHCN, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa tổ chức tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 16.
Hon 100 tac pham cua thanh thieu nien, nhi dong duoc trao giai sang tao-Hinh-2
Các thí sinh đoạt giải Nhất cuộc thi. 

[e-Magazine] Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Kế tục sự nghiệp vẻ vang, tập hợp đội ngũ trí thức… xây dựng Đất nước!”

“Nhận nhiệm vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, điều tôi quan tâm nhất là làm sao kế tục sự nghiệp vẻ vang của các Đàn Anh đi trước, tập hợp đội ngũ trí thức để phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng Đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, TSKH Phan Xuân Dũng nói.

[e-Magazine] Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Kế tục sự nghiệp vẻ vang, tập hợp đội ngũ trí thức… xây dựng Đất nước!”

Hòa chung không khí phấn khởi mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam – VUSTA) và chào Xuân Tân Sửu 2021, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA đã có cuộc trao đổi cởi mở, chân tình với Báo Tri thức và Cuộc sống.

Kế tục sự nghiệp vẻ vang của các thế hệ Đàn Anh!

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: KHCN đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển đất nước

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng cho rằng: "Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đầu tư khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo giữ vai trò then chốt đối với phát triển mọi mặt của xã hội, nhất là tăng trưởng kinh tế nhằm cụ thể hóa khát vọng biến đất nước trở thành quốc gia hùng cường".

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: KHCN đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển đất nước
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng nhận định, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển Đất nước
 Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng nhận định, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển Đất nước

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt

Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ, khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá phát triển đất nước trong thời gian tới. Đây là điểm mới về nhận thức trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII về vai trò của khoa học và công nghệ là không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm của phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng cho rằng: Dự thảo văn kiện Đại hội XIII cũng nêu rõ, phải phát triển hệ thống sáng tạo quốc gia, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm ứng dụng công nghệ và phát triển sản phẩm, các trường đại học và các viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu và phát triển; tạo cơ chế liên kết hữu cơ giữa các cơ sở nghiên cứu với các doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ về trách nhiệm và lợi ích tương hỗ. 

Những định hướng nêu trên trong dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XIII có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các Luật liên quan đến khoa học và công nghệ được Quốc hội thông qua, chính sách của Chính phủ phải dựa trên kim chỉ nam là đường lối của Đảng – được thể hiện thông qua các văn kiện của Đảng. Các nội dung liên quan đến khoa học và công nghệ được đưa vào dự thảo văn kiện, trình Đại hội Đảng toàn quốc thảo luận, xem xét, thông qua sẽ định hướng quan trọng cho việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho thời kỳ phát triển mới, cũng như góp phần thực hiện hoài bão, ước mơ, khát vọng của dân tộc ta.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng nói thêm: “Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đổi mới sáng tạo giữ vai trò then chốt đối với phát triển mọi mặt của xã hội, nhất là tăng trưởng kinh tế. Động lực tăng năng suất lao động quan trọng nhất chính là đổi mới sáng tạo, trọng tâm là phát triển và ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, các nước trong khối ASEAN cũng đã nhận thức rõ vấn đề này. Nếu nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào tăng vốn và lao động giá rẻ, tăng FDI, thiếu sự lựa chọn mang tính chiến lược với quá nhiều ưu đãi chưa phù hợp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chất lượng không cao, thúc đẩy tham gia vào chuỗi sản xuất-chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ở những phân khúc công nghệ thấp, chủ yếu là gia công, lắp ráp... thì hiệu quả tăng trưởng sẽ thấp và tiếp tục suy giảm.

Ngoài ra, sự chênh lệch lớn về trình độ đổi mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao trong môi trường quốc tế có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế luôn nằm về phía không làm chủ được công nghệ tiên tiến. Đây là một thách thức rất lớn đối với nước ta. Do vậy, việc xác định đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ là một đột phá chiến lược hoàn toàn chính xác.”
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung: KHCN doi moi sang tao la then chot phat trien dat nuoc-Hinh-2
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc khóa VIII.  

Việt Nam sẽ thành nguồn nhân lực dồi dào trong cách mạng 4.0

Để cụ thể hóa những vấn đề then chốt trong công cuộc phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mà Đảng, Nhà nước đã xác định mục tiêu rõ ràng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng nhấn mạnh: “Phát triển bất cứ một lĩnh vực nào, đặc biệt với lĩnh vực khoa học và công nghệ cần có nhân lực tốt và đầu tư tốt. Nguồn nhân lực của chúng ta về khoa học và công nghệ trong thời gian vừa qua đã có bước phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, các công nghệ đã phát triển như vũ bão và ở một mức độ cao chưa từng có. Chúng ta phải đưa khoa học và công nghệ Việt Nam hội nhập, hòa chung với sự vận động của khoa học và công nghệ thế giới.” 

Theo Chủ tịch Phan Xuân Dũng, để cạnh tranh được trong bối cảnh này nguồn nhân lực hiện nay phải đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn rất cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nhưng nguồn nhân lực của nước ta vẫn còn một khoảng cách với đòi hỏi của thực tiễn, nên việc đầu tư chiều sâu để nâng cao nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực bậc cao, nhất là ở những lĩnh vực then chốt mà Việt Nam có thế mạnh thì cần được quan tâm nhiều hơn. Qua đó, sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam tiến kịp và vươn lên trở thành một đất nước có nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng yêu cầu, khát vọng phát triển của đất nước trở thành một quốc gia hùng cường.
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung: KHCN doi moi sang tao la then chot phat trien dat nuoc-Hinh-3
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và GS.TSKH Đặng Vũ Minh (nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam) tặng hoa và chúc mừng Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VIII Phan Xuân Dũng.

Ở bất kỳ quốc gia, tổ chức nào, yếu tố quan trọng là bảo đảm môi trường để trí tuệ được phát huy, tức là nguồn nhân lực được sử dụng tối đa. Do vậy, việc xây dựng môi trường pháp lý, các chính sách cụ thể để nguồn nhân lực phát huy năng lực của mình có vai trò rất quan trọng.

“Những nội dung trong Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cần được cụ thể hóa thành chính sách, quy phạm pháp luật. Trong thời gian tới, một số nội dung cụ thể của luật hiện hành cần được bổ sung và hoàn thiện thêm để phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với một chính quyền số, xã hội số đang chuyển mình rất mạnh trong mấy năm vừa qua và những năm tiếp theo. Các bộ, ngành cũng cần có chương trình hành động cụ thể triển khai các Nghị quyết của Đảng, cũng như chính sách, pháp luật được bổ sung, hoàn thiện” – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng nói.

“Trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành Chính phủ, việc đầu tư cho khoa học và công nghệ đã có bước tiến vượt bậc. Cách đây khoảng 10 năm, đầu tư cho khoa học và công nghệ từ Nhà nước chiếm tới 80%, đầu tư từ xã hội chỉ 20% tổng mức đầu tư cho lĩnh vực này. Hiện nay, đầu tư từ xã hội đã có bước tiên vượt bậc, đã đạt tỷ lệ trên 50%, tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ.
Điều cần hướng đến là đầu tư từ xã hội đạt tỷ lệ 70 - 80%, đầu tư từ Nhà nước chỉ chiếm khoảng 20 - 30% tổng mức đầu tư cho khoa học và công nghệ. Bởi, khi nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu đến từ doanh nghiệp, từ người dân thì sẽ phát huy hiệu quả cao hơn, vì họ sẽ trách nhiệm cao hơn với đồng vốn mình bỏ ra.
Để thực hiện yêu cầu này, trước hết, cần rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật và quá trình triển khai thực hiện, qua đó nhận diện những điểm nghẽn để tháo gỡ kịp thời, tạo động lực cho mọi thành phần xã hội đầu tư vào khoa học và công nghệ” - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng nói.

Tin mới