TSMC chi 350 triệu USD để phát triển chip quy trình 1,4nm
Hệ thống in thạch bản High NA EUV mới nhất của ASML, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024, đánh dấu một bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Tuệ Minh
Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) chuẩn bị mua hệ thống in thạch bản High NA EUV mới nhất của ASML, đánh dấu một bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Thiết bị này có tên là Twinscan EXE:5000 với mức giá khoảng 350 triệu USD và tích hợp công nghệ tiên tiến để sản xuất chip.
Các kỹ sư ASLM hiện đang lắp ráp máy in thạch bản Twinscan EXE:5000 chuẩn bị bàn giao cho TSMC. Ảnh: ASLM
Hệ thống này cung cấp độ phân giải 8nm và sử dụng ánh sáng EUV với bước sóng 13.5nm, cho phép các nhà sản xuất tạo ra chip nhỏ hơn và tăng mật độ bóng bán dẫn lên đến 2.9 lần so với trước đây.
Phần cốt lõi của thiết bị là hàng loạt các thấu kính phức tạp điều hướng tia laser để khắc lên các tấm silicon siêu nhỏ. Ảnh: ASLM
TSMC dự định sử dụng công nghệ này cho quy trình sản xuất chip 1.4nm (A14) sắp tới, với mục tiêu đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2027.
Intel đã là công ty đầu tiên áp dụng công nghệ High NA EUV, lắp đặt hai máy tại nhà máy ở Oregon vào đầu năm 2024.
Samsung cũng dự kiến sẽ sớm tham gia cuộc đua này, có thể vào đầu năm 2025. Tính đến nay, chỉ có Intel, Samsung và TSMC là ba công ty có quyền tiếp cận công nghệ tiên tiến của ASML, nguyên nhân phần lớn do các quy định thương mại quốc tế hạn chế các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ này.
Là công ty sản xuất gia công chip hàng đầu thế giới, hiển nhiên TMSC là khách hàng mua phần lớn thiết bị của ASML sản xuất. Ảnh: TSMC Report
Mặc dù hiện tại ASML đã nhận được 10-20 đơn đặt hàng choTwinscan EXE:5000 , việc triển khai không hề đơn giản. Kích thước lớn của máy yêu cầu các nhà sản xuất phải nâng cấp cơ sở hạ tầng hoặc thậm chí phải xây dựng mới hoàn toàn để có thể sử dụng.
Ngoài ra, các máy High NA EUV có trường ảnh nhỏ hơn so với hệ thống NA EUV hiện tại, đồng nghĩa với việc kiến trúc chip cần được thiết kế lại để phù hợp với công nghệ mới.
Việc TSMC đầu tư vào High NA EUV thể hiện tham vọng duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực chip bán dẫn hiện này, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chip AI đang tăng trưởng.
Dù sẽ mất vài năm nữa (ít nhất đến năm 2027) để công nghệ này thực sự đi vào sản xuất hàng loạt, đây vẫn là một bước quan trọng hướng tới tiến trình sản xuất tiếp theo.
Mời độc giả xem thêm video "Làm thế nào chế tạo một con chip" - Nguồn: Applied Materials
Vai trò công nghiệp vi mạch bán dẫn trong phát triển kinh tế số và xã hội số
Đây là Hội thảo KH chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), tạo môi trường giao lưu và chia sẻ giữa các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam
Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã ký kết hợp tác.
Sáng 20/5, Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ TP HCM, Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn Thành phố, Cục Công tác phía Nam - Bộ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò công nghiệp vi mạch bán dẫn trong phát triển kinh tế số và xã hội số”.
Khởi nghiệp không bao giờ là muộn đối với ông Giuseppe Crippa. Thay vì tận hưởng tuổi già ở tuổi 60, ông đã tận dụng cơ hội để thành lập công ty.
Theo Forbes, ông Crippa sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở Milan (Ý). Sau chiến tranh, ông học kỹ thuật và làm việc tại công ty Breda. Ở tuổi 25, ông bước vào thế giới vi mạch khi xin làm tại một công ty bán dẫn SGS. Cùng năm đó, SGS thành lập liên doanh với Fairchild Semiconductor có trụ sở tại Mountain View (Mỹ). Ông Crippa được cử đến thung lũng Silicon (Mỹ) để tìm hiểu công nghệ của Fairchild Semiconductor và kiến thức, kinh nghiệm về Ý. Năm 1963, ông quay trở lại Ý và đã ra mắt dây chuyền sản suất bóng bán dẫn silicon đầu tiên ở châu Âu. Ông có thời gian làm việc hàng chục năm tại SGS, sau này đổi tên là STM.
Trong quá trình đó, ông Crippa bắt đầu mày mò nghiên cứu các thẻ dò bán dẫn tại nhà và nhận ra rằng, tất cả các thẻ dò bán dẫn của công ty đều sản xuất từ các nhà cung cấp Mỹ. Thời điểm đó, thẻ dò bán dẫn là vật tư tiêu hao có chất lượng tương đối thấp, cần phải sửa chữa sau khi sử dụng.
Con trai ông cũng tham ham gia vào quá trình nghiên cứu, họ mua kính hiển vi, máy cắt để làm việc. Năm 1993, ông đã tận dụng nhà để xe, gác mái và tầng hầm làm địa điểm hoạt động và thuê những công nhân đầu tiên.
Năm 1995, khi đến tuổi hưu, Crippa nghỉ việc tại STM và nhận số tiền thôi việc tự nguyện. Ông dùng số tiền nghỉ hưu để thành lập công ty Technoprobe và chuyển trụ sở công ty sang địa điểm rộng hơn gần đó và tuyển dụng thêm 10 công nhân. Các thành viên trong gia đình con trai, cháu trai cũng tham gia làm việc ở công ty.
Trong nhiều năm, STM là khách hàng duy nhất của Technoprobe. Từ một nhà máy nhỏ, Technoprobe phát triển nhanh, mở rộng hoạt động sản xuất sang Pháp năm 2001 và Singapore vào năm 2004. Ông Crippa cũng đã mở văn phòng đầu tiên ở Mỹ năm 2007. Công ty cũng bắt đầu tự phát triển các thẻ dò bán dẫn nhỏ hơn, tiên tiến hơn.
Năm 2019, công ty đầu tư 100 triệu USD để mở rộng thị phần, trong đó 40 triệu USD để mua lại Microfabrica, một công ty sản xuất các thành phần in 3D cho thẻ thăm dò bán dẫn tại Mỹ. Thương vụ giúp Technoprobe tạo ra các thẻ thăm dò nhỏ, hiệu quả hơn, phù hợp với các con chip ngày càng nhỏ và phức tạp.
Hiện, Technoprobe là một trong hai nhà sản xuất thẻ dò bán dẫn lớn nhất thế giới. Khách hàng của công ty cũng đã mở rộng ra cả những công ty hàng đầu thế giới như Apple, Qualcomm, Samsung và Nvidia, cũng như các công ty sản xuất chất bán dẫn lớn như AMD, Intel, TSMC.
Năm ngoái, Technoprobe đã vượt qua đối thủ cạnh tranh là FormFactor có trụ sở tại California. Công ty đạt mức lãi ròng 136 triệu USD và doanh thu 446 triệu USD vào năm 2021, vượt qua doanh thu 436 triệu USD của FormFactor.
Thương vụ IPO đã đưa nhà sáng lập Crippa năm nay đã 87 tuổi cùng gia đình trở thành một trong những người giàu nhất nước Ý, sở hữu gần 4 tỷ USD nhờ 75% cổ phần. Crippa cũng là một trong 8 người giàu nhất thế giới mới bước vào danh sách Forbes mà có tuổi từ 80 trở lên.
Pháp tái chế được tới 95% kính từ pin mặt trời đã qua sử dụng
Một nhà máy của Pháp tái chế pin mặt trời đã qua sử dụng với tý lệ lên tới 95% đối với kính. Những linh kiện khác cũng được thu như bạc, đồng, silic...
Đó chính là công việc mà nhà máy nằm gần thành phố Bordeaux, Pháp đang thực hiện. Cứ mỗi 2 phút, dây chuyền của nhà máy lại cắt xong 1 tấm pin mặt trời đã qua sử dụng. Với các lưỡi dao được nung nóng đến 300oC, dây chuyền sẽ cắt và tách toàn bộ các lớp trong mỗi tấm pin, gồm khung nhôm, tấm kính và phần tế bào quang điện. Trong số đó, các tấm kính là bộ phận có thể tái chế dễ dàng nhất, làm nguyên vật liệu cho các sản phẩm khác.
"Kính chiếm tới 70% khối lượng của tấm pin mặt trời và cũng là vật liệu có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Kính tái chế của chúng tôi đã đạt được chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để một số nhà sản xuất đưa vào dây chuyền chế tạo cửa sổ hoặc chai nước hoa", ông Frédéric Seguin, Giám đốc chi nhánh công ty Envie 2E, cho biết.