TT Iran: Ông Trump "ngạo mạn, điên rồ” trước Đại hội đồng LHQ

(Kiến Thức) - Tổng thống Iran Hassan Rouhani phê phán tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là “ngạo mạn, điên rồ và đầy thù hận”.

TT Iran: Ông Trump "ngạo mạn, điên rồ” trước Đại hội đồng LHQ
Tổng thống Hassan Rouhani nhấn mạnh Tehran sẽ "phản ứng quyết liệt" trước bất kỳ vi phạm nào đối với Thỏa thuận hạt nhân Iran.
TT Iran: Ong Trump "ngao man, dien ro” truoc Dai hoi dong LHQ
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: Trueseeker 
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng bày tỏ mối quan ngại của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trước việc "những kẻ chập chững bước vào chính trường” đang đe dọa hòa bình toàn cầu. Ông Rouhani nói: "Sẽ là rất đáng tiếc, nếu thỏa thuận hạt nhân này sẽ bị phá hủy bởi những kẻ chập chững bước vào chính trướng thế giới. Thế giới sẽ mất đi một cơ hội to lớn, nhưng hành động đáng tiếc này không bao giờ cản trở được sự tiến triển của Iran”.
Bài phát biểu của Tổng thống Iran được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bài phát biểu đầu tiên trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn "một sự xấu hổ".
Ông Trump tuyên bố: "Thẳng thắn mà nói, thỏa thuận đó là một sự xấu hổ đối với Mỹ…Thỏa thuận hạt nhân Iran là một trong những giao dịch tồi tệ nhất và phiến diện nhất mà Mỹ từng tham gia. Chúng ta không thể chấp nhận một thỏa thuận, nếu nó cuối cùng che chở cho việc xây dựng một chương trình hạt nhân”. Ông cũng ngụ ý rằng chính quyền của ông, có thể sớm tuyên bố Iran không tuân thủ thỏa thuận này.
Tổng thống Rouhani đã lên án những tuyên bố trên của ông Trump là "vô căn cứ, vô lý và đầy hận thù” chứa đựng “những cáo buộc vô căn cứ” gây bất lợi cho Liên Hợp Quốc, một tổ chức được thành lập để cổ vũ hòa bình và tôn trọng các quốc gia.
Tổng thống Rouhani nói rằng nước ông “sẽ phản ứng quyết liệt trước bất kỳ hành động vi phạm nào” đối với Thỏa thuận hạt nhân Iran. Iran cáo buộc chính quyền Trump không đáp ứng cam kết về việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt được ghi trong thỏa thuận. Tổng thống ông Rouhani nói rằng nước Mỹ đang làm hại chính mình: "Bằng cách vi phạm cam kết quốc tế, chính quyền mới của Mỹ chỉ hủy hoại uy tín của nó và làm giảm lòng tin của quốc tế trong việc đàm phán với chính quyền này hoặc chấp nhận cam kết của nó”.
Ông Rouhani đã phát biểu một ngày khi hàng chục quốc gia trên thế giới bắt đầu ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, một hiệp ước bị các cường quốc hạt nhân khước từ.
Trong vòng một giờ, đã có 42 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã ký phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Guyana, Vatican và Thái Lan cũng đã phê chuẩn hiệp ước.
Nếu được 50 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc phê chuẩn, Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân sẽ có hiệu lực đối với những nước đã ký kết - đòi hỏi các nước này không phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, mua lại, sở hữu hoặc dự trữ vũ khí hạt nhân "trong bất kỳ trường hợp nào".

Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq

(Kiến Thức) - Chỉ có cộng tác với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Mỹ  mới có thể “đảo ngược tình thế” trong cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.

Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq
Đó là nhận định của một bài viết được hãng tin Reuters đăng tải, trong đó tái khẳng định rằng để cứu Iraq, quân đội Mỹ cần cộng tác với Iran.
Vệ binh Cách mạng Iran trên tuyến đầu chống IS

Toan tính của Mỹ và Iran trong cuộc chiến chống IS

(Kiến Thức) - Có một thực tế là Damascus và Baghdad đang bị phiến quân IS đe dọa và chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo hiện hành của Mỹ đã bị “mất thiêng”.

Toan tính của Mỹ và Iran trong cuộc chiến chống IS
Theo trang mạng DEBKAfile của  Israel, việc Tổng thống Obama cho rằng có thể đánh bại phiến quân IS bằng công thức “Không  quân Mỹ + Các lực lượng địa phương” đã bị biến thành ảo tưởng. Cũng ảo tưởng không kém là mưu toan dựa vào Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran để ngăn chặn đà tiến của Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông.
Toan tinh cua My va Iran trong cuoc chien chong IS
Đại Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Barack Obama.

Niềm tin chiến thắng của Washington dường như đã bị xói mòn, trong khi Tehran cũng không mấy mặn mà với việc vô tình trở thành “đội quân đánh bộ” của Mỹ ở Iraq.

Mỹ-Iran: Được, mất gì sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử?

(Kiến Thức) - Việc hoàn tất thỏa thuận hạt nhân lịch sử khiến Mỹ và Iran đều giành được những lợi thế đáng kể nhưng cũng phải nhượng bộ khá nhiều.

Mỹ-Iran: Được, mất gì sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử?
My-Iran: Duoc, mat gi sau thoa thuan hat nhan lich su?
Đại diện Iran và P5+1 cùng EU sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân.
Hãng ABCNews đã đánh giá về những được, mất của hai bên trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử này:

Mỹ:

Tin mới