Lãnh đạo Thăng Long lên tiếng dừng tổ chức Đại hội bất thường

(Vietnamdaily) - Ban lãnh đạo cho biết lý do dừng tổ chức cuộc họp để tiết kiệm chi phí và thời gian do kỳ họp này sát với ĐHĐCĐ thường niên dự kiến diễn ra vào tháng 5/2025.

Nghe đọc bài 0:00
00:00
1.0x
1.25x
1.5x
2.0x

Ngày 19/2, HĐQT Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (HNX: TTL) thông qua nghị quyết về việc dừng tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2025.

Trước đó, TTL đã chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 27/02. Cuộc họp dự kiến thảo luận và thông qua việc miễn nhiệm một số thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát, đồng thời tiến hành bầu bổ sung một thành viên cho mỗi cơ quan này, cùng các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Ban lãnh đạo cho biết lý do dừng tổ chức cuộc họp để tiết kiệm chi phí và thời gian do kỳ họp này sát với ĐHĐCĐ thường niên dự kiến diễn ra vào tháng 5/2025. TTL cho biết thêm toàn bộ nội dung dự kiến trình trong cuộc họp bất thường sẽ được chuyển sang ĐHĐCĐ thường niên sắp tới.

Động thái trên diễn ra sau khi TTL trải qua loạt biến động trong bộ máy lãnh đạo khi hai thành viên cấp cao từ nhiệm. Cụ thể, ông Nguyễn Trung Hiếu (sinh năm 1982) và ông Ngô Tiến Đạt (sinh năm 1994) đồng loạt từ nhiệm khỏi HĐQT và Ban Kiểm soát TTL kể từ ngày 04/02/2025. Cả 2 đều là cán bộ của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và được bầu vào các vị trí này tại ĐHĐCĐ năm 2024, trước khi SCIC hoàn tất thoái vốn khỏi TTL.

Lanh dao Thang Long len tieng dung to chuc Dai hoi bat thuong
 Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 26/12/2024, SCIC đấu giá thành công toàn bộ 10,5 triệu cp TTL, tương đương 25,09% vốn. Gói cổ phiếu này được một nhà đầu tư cá nhân, ông Phạm Tuấn Vũ, mua với giá trúng đấu giá 222,6 tỷ đồng (tương đương 21.201 đồng/cổ phiếu).

Ông Phạm Tuấn Vũ (sinh năm 1982) là cựu Kế toán trưởng TTL. Qua thương vụ này, ông Vũ đã trở thành cổ đông lớn của TTL với tỷ lệ sở hữu 25,09%.

Ngoài ông Vũ, cơ cấu cổ đông lớn của TTL còn có CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG (50,5%), Ngân hàng SHB (7,16%) và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) (7,16%).

Về tình hình kinh doanh, cả năm 2024, Tổng Công ty Thăng Long đạt doanh thu thuần 1.664 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2023. Tuy nhiên, do khoản lỗ trong quý 4, lợi nhuận sau thuế cả năm 2024 chỉ còn hơn 2 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 29 tỷ đồng của năm trước. Đáng lo ngại, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ còn âm 7,8 tỷ đồng, trong khi năm 2023 có lãi hơn 23 tỷ đồng.

Dược phẩm Imexpharm lãi lớn nhưng không cán đích kế hoạch

(Vietnamdaily) - Dù báo lãi lớn trong năm 2024 nhưng so với kế hoạch năm, Imexpharm chỉ hoàn thành 93% chỉ tiêu doanh thu và gần 96% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt 652 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn giảm 4%, IMP báo lãi gộp đạt 265,7 tỷ đồng, tăng trưởng 29%. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 34% lên gần 41%.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 25% lên mức 4,9 tỷ đồng, trong khi đó chi phí tài chính 'sụt' 13% lùi về mức 7,5 tỷ đồng. Các chỉ tiêu khác như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp gần như đi ngang so với cùng kỳ.

Thép Tiến Lên lỗ hơn trăm tỷ quý thứ 3 liên tiếp

(Vietnamdaily) - Đây cũng là khoản lỗ nặng nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (HoSE: TLH) công bố Báo cáo tài chính quý 4/2024 với khoản lỗ sau thuế 323 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 12 tỷ đồng).

Trong kỳ, doanh thu Thép Tiến Lên giảm 18% so với cùng kỳ năm trước về mức 1.777 tỷ đồng, cộng với việc kinh doanh dưới giá vốn đã khiến Thép Tiến Lên lỗ gộp đến 209 tỷ đồng.

Tin mới