Từ ca kỹ thành hoàng hậu TQ như cổ tích, rồi chết oan khuất bên vệ đường

Con đường trở thành hoàng hậu từ ca kỹ của Vệ Tử Phu tưởng chừng giống câu chuyện Lọ Lem, nhưng kết thúc lại thành bi kịch Shakespeare khi bị hoàng đế thất sủng, dù là hoàng hậu tại vị lâu thứ hai trong lịch sử Trung Quốc.

Tu ca ky thanh hoang hau TQ nhu co tich, roi chet oan khuat ben ve duong
 Hình tượng Vệ Tử Phu trong phim Trung Quốc.
Theo History, Vệ Tử Phu sinh khoảng năm 148 trước Công nguyên. Nàng là người có xuất thân thấp hèn. Người cha sớm qua đời khi nàng còn nhỏ, còn mẹ nàng là người hầu của Bình Dương Công chúa, chị gái của Hán Vũ đế Lưu Triệt.
Nhờ vậy mà Vệ Tử Phu lớn lên biết ca hát, chơi nhạc, đánh cờ, và viết thư pháp. Có thể nói, Vệ Tử Phu rất am hiểu các lĩnh vực nghệ thuật.
Trở thành hoàng hậu như truyện cổ tích
Tháng 3.139 trước Công nguyên (TCN), Hán Vũ Đế khi đó mới chỉ khoảng 18 tuổi đến nhà chị gái ở phía bắc thành Trường An, sau một chuyến thăm mộ hoàng tộc. Công chúa Bình Dương tổ chức yến tiệc, đem các mỹ nhân ra ca hát, rót rượu cho hoàng đế. Trong số này có Vệ Tử Phu, người ngay lập tức khiến Hán Vũ Đế đắm say trong lần đầu gặp mặt.
Sau đó, Hán Vũ Đế giả vờ đi thay áo để rời tiệc. Công chúa biết ý, giục Vệ Tử Phu vào hầu hạ. Vệ Tử Phu được Hoàng đế sủng hạnh ngay trong phòng thay đồ. Rồi khi rời phủ Bình Dương về cung, Hán Vũ Đế cũng mang theo nàng về cùng.
Hán Vũ Đế khi đó đã có hoàng hậu Trần A Kiều nhưng mãi chưa có con, nên tâm trí hoàng đế giờ dành cả cho Vệ Tử Phu. Nhưng vì biết tính hoàng hậu hay ghen, lại không muốn phá hỏng mối nhân duyên do cha mẹ sắp đặt, nên đành bỏ mặc Vệ Tử Phu một mình trong cung.
Suốt một thời gian như vậy, Vệ Tử Phu có ý rời cung, quay trở lại làm nô tì cho Bình Dương Công chúa. Đến chào tạm biệt Hán Vũ Đế, Vệ Tử Phu bật khóc khiến hoàng đế nảy sinh tình cảm, thuyết phục nàng ở lại cung.

Điều này khiến hoàng hậu A Kiều hết sức tức giận và ganh ghét, hoàng hậu muốn loại bỏ hoàn toàn mối họa trước mắt. A Kiều muốn giết cả nhà Vệ Tử Phu nhưng kế hoạch sớm bị bại lộ. Hán Vũ Đế biết chuyện ngày càng tránh xa hoàng hậu, đưa Vệ Tử Phu lên làm phi tần. Vệ Tử Phu sau này sinh hạ cho hoàng đế 3 con gái.

Hoàng hậu A Kiều thấy vậy ngày càng điên cuồng, dùng đến những tà thuật để hãm hại Vệ Tử Phu. Năm 130 trước Công nguyên, A Kiều bị phế truất “vì vi phạm luật pháp, sử dụng tà thuật và còn không còn xứng làm hoàng hậu”. Hán Vũ Đế nể tình nghĩa tha chết cho A Kiều, nhưng tước hết danh phận, đem giam lỏng trong cung đến khi chết già.

Một năm sau khi hoàng hậu A Kiều bị phế truất, Vệ Tử Phu sinh hạ cho hoàng đế một hoàng tử tên Lưu Cứ. Đó là cơ sở để Hán Vũ Đế tấn phong Vệ Tử Phu làm hoàng hậu, khi nàng tròn 28 tuổi.

Mọi chuyện đến đây tưởng chừng như là một câu chuyện cổ tích với Vệ Tử Phu. Nàng trở thành hoàng hậu danh chính ngôn thuận. Các thành viên trong gia đình được nhận nhiều bổng lộc, nắm chức quyền, hay trở thành tướng lĩnh trong quân đội nhà Hán.

Truyện Kiều xác lập 5 kỷ lục Việt Nam

Khu di tích Nguyễn Du nằm trên địa bàn xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bao gồm một quần thể các di tích gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền như Đàn tế và bia đá, nhà tư văn, đền thờ họ Nguyễn Nghiễm, nhà thờ Nguyễn Du, mộ Nguyễn Du, thư viện Nguyễn Du...

Đốt cung A Phòng: Nỗi oan tày trời của Hạng Vũ

Người đời sau đều gán cho Hạng Vũ tội danh “đốt cung A Phòng” có lẽ đã hàm oan cho vị Tây Sở Bá Vương lừng lẫy một thời này!

Lửa thiêu cung A Phòng

Tin mới