Tụ cầu vàng có thể gây tử vong: Phòng tránh thế nào?

Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, người bệnh có thể tử vong. Do vậy, việc phòng ngừa là hết sức cần thiết.

Vi khuẩn tụ cầu vàng nguy hiểm sao?
Vi khuẩn tụ cầu vàng (tên khoa học Staphylococcus aureus) có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc, sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông, vết thương...
Theo Health, hầu hết các bệnh nhiễm trùng do S. Aureus gây ra là nhiễm trùng da và mô mềm như áp xe hoặc viêm mô tế bào.
- Áp xe: Ổ áp xe hình thành tại vị trí vết thương, thường chứa đầy mủ. Khu vực xung quanh ổ áp xe thường đỏ, đau và sưng tấy. Vùng da xung quanh ổ áp xe có thể ấm khi chạm vào.
- Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng các lớp bên dưới của da. Thông thường là vết xước hoặc vết cắt trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Viêm mô tế bào có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường xảy ra nhất ở chân hoặc cánh tay. Các triệu chứng bao gồm đỏ, sưng và đau ở vị trí nhiễm trùng.
Tu cau vang co the gay tu vong: Phong tranh the nao?
Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, người bệnh có thể tử vong. Ảnh: CNN.  
Vi khuẩn Staphylococcus aureus cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi (nhiễm trùng phổi) hoặc nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu).
Nhiễm trùng da nếu không được điều trị có thể phát triển thành các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, đe dọa tính mạng như nhiễm trùng xương hoặc máu.
Khuẩn tụ cầu có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, nhưng một số người có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng cao hơn, đó là:
- Người có vết thương hở hoặc vết loét.
- Người gần đây đã ở bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe khác trong một thời gian dài.
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như những người mắc bệnh ung thư đang được hóa trị.
- Người có một thiết bị y tế cấy ghép, chẳng hạn như khớp nhân tạo.
- Người sống chung hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm tụ cầu khuẩn.
- Người được chạy thận.
Phòng tránh nhiễm khuẩn tụ cầu vàng
Chủ động phòng tránh nhiễm khuẩn tụ cầu vàng được xem là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa những hệ lụy do loại vi khuẩn nguy hiểm này gây ra.
Một số biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn tụ cầu vàng:
- Giữ vệ sinh vết thương
Vết cắt, vết trầy xước phải luôn được giữ sạch sẽ và được băng kín, khô cho đến khi lành. Mủ từ vết loét bị nhiễm trùng có thể chứa vi khuẩn cầu vàng và việc che vết thương có thể giúp ngăn vi khuẩn lây lan sang vùng da khác và sang người khác.
- Rửa tay
Ngoài việc băng vết thương đúng cách, rửa tay cẩn thận có thể giúp ngăn ngừa tụ cầu khuẩn lây lan.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân
Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể lây từ người này sang người khác và qua các đồ vật, chẳng hạn như dao cạo râu, khăn trải giường, quần áo, khăn tắm và dụng cụ thể thao,... Vi khuẩn có thể tồn tại trên quần áo và khăn trải giường không được giặt sạch. Tốt nhất bạn nên giặt sạch tất cả quần áo và ga trải giường, đặc biệt nếu có người trong gia đình bạn bị nhiễm tụ cầu khuẩn, và tránh dùng chung vật dụng cá nhân.
- Vệ sinh miệng, họng
Thực hiện vệ sinh miệng, họng bằng cách súc nước muối nhạt và đánh răng hàng ngày.
- Giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm
Đây là một biện pháp cần thực hiện để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.
- Tại bệnh viện, những người bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng thường được áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc nhằm ngăn chặn sự lây lan của tụ cầu vàng.
Người nhà bệnh nhân và các nhân viên y tế chăm sóc người bệnh cách ly có thể được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ và phải tuân theo các quy trình vệ sinh tay nghiêm ngặt, khử trùng các thiết bị dùng chung,...

>>> Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút

Nguồn video: THĐT

Giật mình món đồ quen thuộc là “ổ vi khuẩn” đe dọa trẻ nhỏ

Ngay cả khi được vệ sinh thường xuyên, bề ngoài khô ráo, những món đồ quen thuộc này vẫn có thể là “ổ vi khuẩn”, tiềm ẩn mối nguy sức khỏe với trẻ nhỏ.

Giat minh mon do quen thuoc la “o vi khuan” de doa tre nho
 Bình sữa, dụng cụ tập nhai. Thị trường có nhiều loại bình đựng nước, đa dạng về kích cỡ và màu sắc. Trong số đó, loại bình nước có nắp đậy, ống nhựa mềm được nhiều phụ huynh chọn mua cho con. Mặc dù tiện dụng nhưng loại bình này có nhiều khe nhỏ rất khó vệ sinh. Đặc biệt, phần gioăng cao su trên nắp giúp chất lỏng không bị rò rỉ dễ bị nấm mốc. Dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. (Ảnh: Sohu)

Cảnh báo về loại vi khuẩn nguy hiểm lây lan ở trẻ nhỏ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa đưa cảnh báo về vi khuẩn Shigella có khả năng gây viêm, tiêu chảy.

Canh bao ve loai vi khuan nguy hiem lay lan o tre nho

Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Shigella ngày càng gia tăng. Ảnh: Business Today.

Đây là một loại vi khuẩn lây lan chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, CDC Mỹ đã yêu cầu các bác sĩ nên cảnh giác trước loại vi khuẩn nguy hiểm này, trang Journal-News dẫn lại thông tin.

Vi khuẩn Coliform nguy hiểm sao?

Vi khuẩn Coliform là "thủ phạm" gây nhiều bệnh nguy hiểm ở hệ tiêu hóa như tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy thận, thậm chí có thể gây tử vong.

Vi khuẩn Coliform là gì?
Coliform là một loại vi khuẩn gram âm kỵ khí, hình que và không có bào tử. Vi khuẩn Coliform có khả năng lên men đường lactose kèm theo sinh hơi, axit và aldehyde trong vòng 24 - 48 giờ.

Tin mới