Từ chuyện người tài xế taxi nghĩ về giới luật nhà Phật!

Anh lái taxi hôm nay nhắc tôi về giới thứ hai: không chỉ không trộm cắp mà cần biết bố thí, biết cho đi.

Từ chuyện người tài xế taxi nghĩ về giới luật nhà Phật!
Tôi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất sau một tuần đi công tác nước ngoài. Làm xong thủ tục nhập cảnh, nhận hành lý, tôi đón taxi để về nhà, taxi của hãng Happy Taxi.
Không có chuyện gì, nếu như lái xe đã cố tình đi không đúng đường (Có thể anh ta nghe giọng miền Bắc và cho rằng tôi không biết đường Sài Gòn!). Thế là tôi đã trở thành người chỉ đường cho lái xe taxi.
Cũng không có chuyện gì xảy ra nếu như khi về đến nơi tôi hỏi hết bao nhiêu tiền, anh ta nói 100 nghìn đồng. Tôi hỏi thì anh ta trả lời là thêm 20 nghìn tiền vé sân bay. Tôi không nhìn rõ đồng hồ và đã nhờ anh chỉ rõ để tôi nhìn thấy đồng hồ chỉ son số: 66 nghìn đồng. Anh than phiền rằng do ít khách và phải đợi lâu quá!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
 Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Cũng không có chuyện gì xảy ra nếu như tôi không là người thường xuyên bay và hôm nay, trước khi ra khỏi sân bay, tôi đã đọc kỹ giá vé là 10 nghìn đồng và thấy rất rõ anh lái taxi trả đúng 10 nghìn đồng. Như vậy, tôi phải thanh toán là 77 nghìn đồng tất cả, cho cuốc taxi này.
Tôi phê bình người lái taxi rằng anh đã gian dối. Vừa cố tình đi lòng vòng, vừa cố tình nói sai giá vé cổng sân bay. Tôi vẫn đưa cho anh 100 nghìn đồng, coi như bo cho anh 20 nghìn. Có đáng là bao! Anh cầm tiền và xấu hổ nhìn tôi rồi lặng lẽ lên xe.
Cũng thật tiếc bởi anh đón tôi ở cổng quốc tế, tức hành khách nơi đây đều là những người vừa từ nước ngoài về hay từ quốc gia khác tới. Cảm giác đầu tiên tại sân bay, trên taxi về thành phố là rất quan trọng. Và dù cố tình hay vô tình, anh bạn lái taxi hôm nay đã góp phần làm mất đi hình ảnh thân thiện, dễ gần, nhiệt tình, mến khách của người Việt Nam chúng ta.
Cũng nói thêm rằng, khuôn mặt của anh lái taxi hôm nay rất căng thẳng, chưa dễ thương. Nếu như anh nở với tôi chỉ một nụ cười thôi. Nếu như anh vui vẻ với tôi một chút thôi. Nếu như anh quan tâm đến tôi (và bất cứ vị khách nào vừa đi nước ngoài về!)
Câu chuyện nhắc tôi về ngũ giới. Giới thứ tư khuyên chúng ta không chỉ không nói dối mà nên ái ngữ, tức nói những lời tốt đẹp, dễ thương. Anh lái taxi hôm nay nhắc tôi về giới thứ hai: không chỉ không trộm cắp mà cần biết bố thí, biết cho đi.
Xe taxi tôi đi hôm nay là xe số 534. Tôi đang thầm cám ơn anh lái taxi của hãng Happy taxi đã nhắc tôi giữ giới. Và rằng tôi (và cả bạn nữa) cần phải sống tốt hơn. Tôi cũng mong cho hãng có thể hướng dẫn, đào tạo và nhắc nhở các nhân viên của mình trong cách sống và phong cách làm việc!
Tôi cũng nhớ rằng, ở Nhật Bản, lái taxi đã không ít lần chở tôi đến bến tàu điện ngầm. Họ nói: Hãy đi tàu điện ngầm cho tiện và rẻ.
Chúng ta còn phải học nhiều, không chỉ từ anh lái taxi, bà bán hàng rong, mà tất cả chúng ta hãy thành thật và học hỏi trong mọi công việc và chức sự của mình.
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Tục đốt vàng mã không thuộc giáo lý nhà Phật

Tục đốt vàng mã không thuộc giáo lý nhà Phật
Theo Kinh Dịch nhà Nho, tục chôn người chết của người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ gì cả.

Đến đời vua Hoàng đế (267 trước Tây Lịch) cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế.

Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên.
 Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên.

Những giáo lý cơ bản để tìm hiểu Bát Nhã Tâm Kinh

Những giáo lý cơ bản để tìm hiểu Bát Nhã Tâm Kinh

Độc giả nghe pháp âm, xem pháp thoại ở đâu?

Nhiều độc giả muốn nghe pháp âm, xem pháp thoại của chư Tôn đức giảng sư, các Thiền sư nổi tiếng nhưng không biết vào trang nào để xem cho phù hợp.

Độc giả nghe pháp âm, xem pháp thoại ở đâu?
Đây là một số trang tin chuyên nội dung pháp âm, pháp thoại để cho độc giả tham khảo: 1. Pháp âm thường chuyển: Đây là chuyên trang Media pháp âm Phật giáo, bao gồm các bài giảng của chư Tôn đức, ca nhạc Phật giáo, kinh tụng,...Chịu trách nhiệm nội dung: Đại đức Thích Chí Giác Thông. Ban biên tập: Vương Chân - Phương Mai. Webisite: http://www.phapamthuongchuyen.com/

Đây là một số trang tin chuyên nội dung pháp âm, pháp thoại để cho độc giả tham khảo: 1. Pháp âm thường chuyển: Đây là chuyên trang Media pháp âm Phật giáo, bao gồm các bài giảng của chư Tôn đức, ca nhạc Phật giáo, kinh tụng,...Chịu trách nhiệm nội dung: Đại đức Thích Chí Giác Thông. Ban biên tập: Vương Chân - Phương Mai. Webisite: http://www.phapamthuongchuyen.com/

Tin mới