Từ PVD đến Vietjet Air, sếp lớn Yến Phương sẽ vận hành ví điện tử của VJC như nào?

(VietnamDaily) - Hãng hàng không Vietjet Air sẽ thành lập Công ty trung gian thanh toán để làm ví điện tử với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó Vietjet Air nắm 51% vốn điều lệ.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) vừa ra nghị quyết về việc góp vốn thành lập Công ty con.
Theo đó, Vietjet Air góp vốn thành lập Công ty con có ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó Vietjet Air góp vốn chiếm 51% vốn điều lệ.
Vietjet Air phân công bà Hồ Ngọc Yến Phương - Phó Tổng giám đốc, kiêm CFO thực hiện, phối hợp các công việc, thủ tục liên quan đến góp vốn thành lập Công ty con theo đúng pháp luật và điều lệ.
Ngay sau khi thông tin trên xuất hiện, dư luận đã đặt câu hỏi: Vietjet Air thành lập Công ty trung gian thanh toán để làm ví điện tử, sếp lớn Hồ Ngọc Yến Phương có hợp ghế mới?
Tu PVD den Vietjet Air, sep lon Yen Phuong se van hanh vi dien tu cua VJC nhu nao?
 Vietjet Air sẽ thành lập Công ty trung gian thanh toán để làm ví điện tử với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. (Ảnh minh họa).
Theo một số cơ quan truyền thông, bà Hồ Ngọc Yến Phương sinh năm 1967 người gốc Huế, tốt nghiệp Thạc sĩ tài chính kế toán quốc tế tại Đại học Swinburne - Úc.
Bà Phương có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, từng giữ vị trí lãnh đạo cấp cao ở những Công ty và tập đoàn danh tiếng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, sản xuất công nghiệp...
Đặc biệt là có kinh nghiệm trong điều tiết và quản trị nguồn vốn, M&A, xây dựng hệ thống quản trị tài chính, quản lý kế toán và kiểm toán nội bộ.
Tu PVD den Vietjet Air, sep lon Yen Phuong se van hanh vi dien tu cua VJC nhu nao?-Hinh-2
 Bà Hồ Ngọc Yến Phương.
Bà Phương từng có thời gian làm Phó Tổng giám đốc tại PV Drilling (từ tháng 7/2008) sau là thành viên HĐQT; cũng là thành viên HĐQT, HĐTV tại các Công ty có liên quan khác như PVD Deepwater, PVD Tubulars Management, PVD Tech, PVD Drilling Overseas…; từng được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban tài chính Tập đoàn Dầu khí (PVN) từ tháng 6/2016.
Trước đó, bà Phương đã đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại PVD và các công ty khác, như Trưởng phòng Tài chính PVD, Giám đốc Tài chính (CFO) Công ty S-Telecom (Sfone), Financial Controller của Công ty Holcim Việt Nam, Giám đốc tài chính của SYM.
Bà Yến Phương là một trong những người đầu tiên đặt nền tảng và góp phần lớn xây dựng bộ máy quản trị tài chính chuyên nghiệp và bài bản thông qua việc triển khai thành công dự án quản trị doanh nghiệp ERP Oracle EBMS cho PV Drilling.
Ngoài ra bà Phương còn có công lớn trong các thương vụ sáp nhập của PV Drilling trên thị trường chứng khoán như thương vụ PVD với PVD Invest hay PVD phát hành 40 triệu cổ phiếu năm 2013...
Hiện bà Yến Phương đang là người phụ nữ quyền lực của Vietjet, luôn có cách lan tỏa năng lượng tích cực, truyền cảm hứng cho mọi nhân viên tại Công ty.

Vietjet đề nghị thu hồi giấy phép bay của Jetstar Pacific để phân bổ lại

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet Air (VJA) đã gửi văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam đề nghị cơ quan quản lý này xem xét, kiểm tra tình hình khai thác của hãng hàng không Jetstar Pacific để thu hồi giấy phép bay và phân bổ lại cho các hãng hàng không khác.

Trong văn bản gửi đi hôm 24-4, Phó tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thanh Sơn đã đề nghị Cục Hàng không Việt Nam xem xét phân bổ lại các chuyến bay cho các hãng nội địa. Vietjet Air cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, hãng này đã nỗ lực phối hợp với các cơ quan quản lý và hiện nay, được phân bổ 6 chuyến bay khứ hồi giữa Hà Nội với TPHCM và các đường bay khác khá hạn chế. Tuy nhiên, Vietjet Air lại nhận thấy rằng, đội tàu bay của JPA hiện đang nằm sân, không khai thác và các chuyến bay được cấp phép, mở bán của Jetstar Pacific lại được khai thác bởi đội tàu của Vietnam Airlines.

“Như vậy, việc phân bổ chuyến bay khai thác cho JPA nhưng hãng này không khai thác gây lãng phí hoặc để tăng thêm lượng chuyến bay cho Vietnam Airlines là không phù hợp”, Vietjet Air khẳng định.
Vietjet de nghi thu hoi giay phep bay cua Jetstar Pacific de phan bo lai
 Các hãng hàng không Việt cạnh tranh dữ dội về quyền được cấp phép bay trong thời dịch Ảnh: Bamboo Airways.

Lỗ gần 1.000 tỷ quý 1/2020, Vietjet Air tăng tốc kiếm lãi kiểu gì?

(VietnamDaily) - Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet, mã VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020, nhưng kết quả cho thấy không mấy khả quan.

Theo hãng Vietjet, tổng doanh thu hàng không đạt 7.222 tỷ đồng, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lỗ của Vietjet Air là 989 tỷ đồng, nhưng Vietjet vẫn còn lượng tiền mặt hơn 2.452 tỷ đồng.
Vietjet cho biết, đây là lần đầu tiên từ khi niêm yết, Công ty có một quý hoạt động lỗ. Tuy nhiên, mức lỗ này thấp hơn dự kiến ban đầu.