Từ trường Trái đất "hát" trước cơn bão Mặt trời tràn đầy năng lượng

(Kiến Thức) - Dữ liệu từ nhiệm vụ Cluster của ESA đã cung cấp bản ghi âm 'bài hát' kỳ lạ mà Trái đất hát khi nó bị một cơn bão Mặt trời tấn công. Những phát hiện mới này được công bố trên tạp chí AGU Geophysical Research Letters.

Bài hát này thực tế là một đoạn âm thanh xuất phát từ những con sóng được tạo ra trong từ trường của Trái đất, do sự va chạm của cơn bão Mặt trời. Cơn bão Mặt trời là sự phun trào của các hạt tích điện từ bầu khí quyển của Mặt trời.

Phân tích mới cho thấy, trong vụ va chạm thì hiện tượng foreshock (tiền chấn) được điều khiển để giải phóng các sóng từ phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Nghiên cứu của chúng tôi tiết lộ rằng, các cơn bão Mặt trời làm thay đổi sâu sắc ở khu vực phát sinh foreshock.

Từ trường Trái đất bao quanh hành tinh trong một bong bóng bảo vệ bị gió Mặt trời bóp méo. Trong hình ảnh này, Trái đất có thể được nhìn thấy như một chấm nhỏ ở bên trái với cú sốc từ tính kéo dài xung quanh nó trong một vòng cung lớn.

Tu truong Trai dat
Nguồn ảnh: Phys. 

Các xoáy bên phải là một phần của khu vực foreshock nơi các hạt tích điện từ Mặt trời gặp các hạt phản xạ cú sốc từ tính.

Khi tần số của các sóng từ này được chuyển thành tín hiệu âm thanh, chúng sẽ tạo ra một bài hát kỳ lạ gợi nhớ nhiều hơn đến hiệu ứng âm thanh từ một bộ phim khoa học viễn tưởng, hơn là là một hiện tượng tự nhiên.

Trong thời gian yên tĩnh, khi không có cơn bão Mặt trời nào tấn công Trái đất, bài hát này có âm vực thấp hơn và ít phức tạp hơn, với một tần số duy nhất chi phối độ dao động.

Khi một cơn bão Mặt trời ập đến, tần số của sóng tăng gấp đôi, với tần số chính xác của sóng phụ thuộc vào cường độ của từ trường trong cơn bão.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Lý giải bất ngờ về cái nóng của Trái đất hiện nay

Bạn có bao giờ đi du lịch ở Bắc Cực bao giờ chưa? Cảm giác ngoài trời lạnh âm độ C như thế nào? Nhưng có lẽ nếu bạn sống vào thời điểm cách đây 56 triệu năm trước, bạn có thể sẽ có cảm nhận khác.
 
 

Đó là bởi cách đây hàng chục triệu năm, Trái Đất rơi vào giai đoạn nóng lên toàn cầu và còn được gọi với tên khoa học là Paleo-Eocene Thermal Maximum. Thời kỳ này, nhiệt độ Trái Đất nóng tới mức cả hai cực đều đạt đến nhiệt độ gần như khu vực nhiệt đới. Nói cách khác cả Bắc Cực và Nam Cực ngày nay cũng đều có nhiệt độ ở ngưỡng nóng và cảnh quan giống vùng nhiệt đới.

Lõi Trái Đất rò rỉ hơn 2,5 tỷ năm qua, vì sao?

Phát hiện này giải quyết cuộc tranh luận nổ ra trong nhiều thập kỷ: Liệu lõi và các lớp phủ bên dưới có trao đổi bất kỳ vật liệu nào với bề mặt Trái Đất hay không?

Phần lõi Trái Đất không cách biệt hoàn toàn với những lớp còn lại. Vật chất bên trong lõi có khả năng rò rỉ ra ngoài và “xì” lên mặt đất. Quá trình này đã diễn ra trong suốt 2,5 tỷ năm qua.

Tin mới