Tự vệ miền đông hòa đàm với Kiev

(Kiến Thức) - Vòng tham vấn tiếp theo về giải pháp hòa bình ở miền đông Ukraine giữa lực lượng tự vệ và chính quyền Kiev được ấn định vào ngày 27/6.

Thông tin trên vừa được hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Andrei Purgin đưa tin.
Cũng trong ngày 26/6, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố tại phiên họp PACE ở Strasbourg rằng, đại diện của các nước cộng hòa nhân dân ly khai bày tỏ sự quan tâm tới đàm phán hòa bình. Tổng thống Ukraina cũng cảnh báo nếu lực lượng dân quân tự vệ Lugansk và Donetsk từ chối đàm phán, Kiev sẽ thông qua "một quyết định rất quan trọng." Ông không nói rõ đó là quyết định gì.
Binh sĩ Tự vệ Lugansk kiểm tra lại vũ khí trong thời gian ngừng bắn.
Binh sĩ Tự vệ Lugansk kiểm tra lại vũ khí trong thời gian ngừng bắn. 
Chính phủ Ukraine cùng phe đòi ly khai miền đông vừa tiến hành cuộc tham vấn để thực hiện kế hoạch hòa bình vào tối ngày 23/6 ở thành phố Donetsk. Về phần mình, lực lượng dân quân tự vệ ở đông nam Ukraine đã cam kết ngừng bắn cho tới ngày 27/6. “Đáp ứng lệnh ngừng bắn từ Kiev, chúng tôi cam kết sẽ ngừng chiến và không phát động bất cứ cuộc tấn công nào cho tới ngày 27/6”, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk Alexander Borodai cho hay.
Vào lúc 23h ngày 20/6 (theo giờ Moscow), Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ban hành lệnh ngừng bắn đơn phương ở phía đông nước này. Tuyên bố lệnh ngừng bắn có hiệu lực tới ngày 27/6, nhưng “nếu lực lượng dân quân tự vệ hay dân thường phát động một cuộc tấn công vũ trang thì quân đội sẽ bắn trả”. Tổng thống Ukraine cũng cho biết, ông có kế hoạch dự phòng trong trường hợp kế hoạch hòa bình không có tác dụng.

Những nhận xét khó đỡ về ông Tập Cận Bình

(Kiến Thức) - ASEAN tin rằng ông Tập Cận Bình đặt lợi ích của Trung Quốc, gồm cả vấn đề chủ quyền, lên cao hơn mọi tính toán.

Theo báo cáo của CSIS, các lãnh đạo ASEAN nói chung có những nhận định sau về chính sách ngoại giao dưới thời Tập Cận Bình:
Ông Tập là chủ soái: ASEAN cho rằng Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực nhanh và hiệu quả hơn mọi lãnh đạo khác từ thời Đặng Tiểu Bình.

Trung Quốc “hất cẳng” Nga ở Trung Á vì năng lượng?

(Kiến Thức) - Với nhu cầu năng lượng khổng lồ, vùng Trung Á ngày càng trở nên quan trọng với TQ khiến nước này sắp “thế chân” Nga ở khu vực này.

Khách hàng khí đốt lớn nhất của Trung Á
Trong 15 năm qua, Trung Quốc chuyển sang khu vực Trung Á để tìm nguồn cung giúp giải “cơn khát năng lượng” của nước này.

Tin mới