Từ vụ Khashoggi giải mã cái chết của hàng trăm nhà báo mỗi năm

(Kiến Thức) - Vụ việc nhà báo Khashoggi bị sát hại dã man mới đây một lần nữa cho thấy sự thật phũ phàng về mức độ nguy hiểm nhất thế giới của nghề báo. Thực tế cho thấy, hàng trăm trường hợp nhà báo bị hành hung, bắt cóc, thậm chí bị sát hại tàn bạo vẫn diễn ra mỗi năm. 

Cái chết đột ngột và bí ẩn của nhà báo Jamal Khashoggi - nhà báo thuộc hàng xuất sắc nhất Ả Rập Saudi đang khiến dư luận thế giới bàng hoàng. Ngay sau khi bước vào Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) hôm 2/10, ông đã biến mất. Từ đó cho tới nay, cái chết của nhà báo này vẫn ẩn chứa vô vàn những bí mật khủng khiếp chưa được giải mã. Cố vấn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2/11, cho biết thi thể của nhà báo Jamal Khashoggi đã bị tiêu hủy sau khi ông bị sát hại và phân xác bên trong lãnh sự quán Ảrập Xêút ở Istanbul.
Một lần nữa, sự việc nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại dã man càng khiến dư luận nhận ra vì sao người ta vẫn ví von nghề báo là nghề nguy hiểm. 
 Nghề báo - công việc nguy hiểm đến tính mạng
Ở các nước trên thế giới, việc nhà báo bị hành hung, bắt cóc hay giết hại xảy ra không phải là điều hiếm gặp, khiến dư luận rúng động. Thậm chí, có không ít trường hợp nhà báo gặp nạn ngay trước mặt cơ quan chức năng nhưng không được bảo vệ kịp thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Thậm chí, sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng không tìm ra hung thủ gây án. Chính vì vậy, nghề làm báo được xếp vào danh sách những nghề nghiệp nguy hiểm.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) thông báo tổng cộng 110 nhà báo bị sát hại trên thế giới trong năm 2015. Đa số các trường hợp nhà báo gặp nạn khi tác nghiệp ở các nước không xảy ra chiến tranh loạn lạc. Trong số đó, 67 nhà báo chuyên nghiệp bị sát hại khi tác nghiệp, 43 chết trong những tình huống không rõ ràng và có nhiều nghi vấn. Ngoài ra còn có 27 “nhà báo - công dân” không chuyên và bảy nhân viên truyền thông thiệt mạng.
Tu vu Khashoggi giai ma cai chet cua hang tram nha bao moi nam
Phóng viên Reuters Ayman al-Sahili bị bắn vào chân khi đang quay phim ở Aleppo, Syria. Ảnh: Reuters. 
Số lượng nhà báo thiệt mạng trong năm 2015 so với năm 2014 có nhiều sự khác biệt. Cụ thể, năm 2014, 2/3 số nhà báo thiệt mạng bị giết ở các vùng chiến sự. Tuy nhiên, năm 2015 có 2/3 số nhà báo trên bị sát hại ở các quốc gia không có chiến tranh.
Năm 2015 cũng ghi nhận 54 nhà báo bị bắt làm con tin, trong đó 26 trường hợp ở Syria. Iraq và Syria được đánh giá là 2 "tử địa" đối với nhà báo khi là nơi nguy hiểm nhất đối với các nhà báo, phóng viên tác nghiệp. Rất nhiều nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp ở Iraq và Syria.
Nhiều nhà báo bị bắt cóc, hành quyết
Nhiều nhà báo ở các nước trên thế giới bị bắt cóc khi tác nghiệp. Vào tháng 1/2015, thế giới rúng động trước tin nhà báo Kenji Goto của Nhật Bản và nhà thầu tư nhân Haruna Yukawa bị bắt cóc. Theo đó, Yukawa bị bắt cóc ở ngoại ô Aleppo, Syria, hồi tháng 8/2014 và sau đó bị "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) giết hại. Còn việc nhà báo Goto bị mất tích được mọi người biết đến sau khi các tay súng IS công bố đoạn video mà trong đó, Goto cùng với Yukawa mặc bộ đồ màu cam và bị IS dọa hành quyết.
Tu vu Khashoggi giai ma cai chet cua hang tram nha bao moi nam-Hinh-2
 Người biểu tình cầm trên tay bức ảnh nhà báo Kenji Goto trước nhà riêng Thủ tướng Shinzo Abe ở Tokyo hôm 30/1 trong làn sóng ủng hộ tìm cách giúp nhà báo người Nhật bị bắt cóc này được trả tự do. Ảnh: AP.
Vào thời điểm đó, IS tuyên bố sẽ hành quyết hai công dân Nhật bị bắt làm con tin nếu Tokyo không trao khoản tiền chuộc trị giá 200 triệu USD. Ngay sau khi nhận được thông tin, chính quyền Nhật Bản nhanh chóng liên lạc với các tay súng nhưng gặp không ít khó khăn. Nhật Bản chủ yếu chỉ dựa vào những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ hay lãnh đạo tôn giáo địa phương để liên lạc với những tay súng trên trong nỗ lực giải cứu nhà báo Kenji Goto.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 2/2015, IS tung video hành quyết nhà báo Kenji Goto khiến người dân Nhật Bản và dư luận thế giới không khỏi bị sốc. Đây không phải là lần đầu tiên IS sát hại nhà báo phương Tây. Trước đó, năm 2014, IS giết 2 nhà báo: James Foley (người Mỹ) và Steven Sotloff (người Mỹ gốc Israel) gây xôn xao dư luận.
Tu vu Khashoggi giai ma cai chet cua hang tram nha bao moi nam-Hinh-3
 Nữ nhà báo Jannina Findeisen. Ảnh: Focus.
Không chỉ nhà báo nam bị bắt cóc, đòi tiền chuộc mà nữ nhà báo cũng trở thành nạn nhân của những tổ chức khủng bố. Cụ thể, nhà báo Jannina Findeisen, 27 tuổi, bị bắt cóc tại Syria khi đang mang thai 6 tháng. Thông tin gây sốc trên được công bố vào cuối tháng 1/2016 gây rúng động dư luận. Nữ nhà báo này thường viết bài cho các báo Thời đại (Zeit), báo Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) và đài NDR.
Chính quyền Đức cho hay nhóm bắt cóc đã liên lạc với gia đình đòi 5 triệu euro tiền chuộc. Theo thông tin của báo chí, Findeisen tới Syria vào tháng 10/2015 khi đang mang thai 6 tháng và sau đó mất liên lạc. Giới chức trách suy đoán nữ nhà báo Findeisen đã sinh con ở nơi giam giữ của những kẻ bắt cóc.
Video vụ xả súng ở Charlie Hebdo (nguồn: Telegraph):

10 phát ngôn để đời về nghề báo của nhà báo Hữu Thọ

(Kiến Thức) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, cùng Kiến Thức điểm lại 10 phát ngôn sâu sắc đáng suy ngẫm về nghề báo của cố nhà báo Hữu Thọ - cây "đại thụ" của báo chí cách mạng Việt Nam. 
 

10 phat ngon de doi ve nghe bao cua nha bao Huu Tho
 "Sự ham chuộng của người đọc chính là thước đo sự thành công của một tờ báo. Thực chất, nếu bỏ qua tính hấp dẫn, tính chiến đấu, tính thuyết phục là làm trái lại những quy luật của báo chí", một phát ngôn của nhà báo Hữu Thọ được tạp chí Tuyên Giáo dẫn lại.

Những vụ sát hại nhà báo dã man gây chấn động lịch sử thế giới

(Kiến Thức) - Mới đây, dư luận thế giới rúng động trước tin 3 nhà báo Nga bị sát hại trong một vụ cướp, khi đang thực hiện phóng sự về lính đánh thuê ở Trung Phi. Đây không phải là lần đầu tiên người dân bàng hoàng về việc nhà báo bị sát hại.

Những ngày qua, truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin về việc cảnh sát Cộng hòa Trung Phi tìm thấy thi thể ba người mang theo thẻ nhà báo của Nga.

Tin mới