Từ vụ SCB, Vạn Thịnh Phát: Nhất trí tăng xử phạt với kiểm toán

Đại biểu đồng tình cần phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán để đảm bảo tính răn đe.

Sáng 7/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Tăng xử phạt để đảm bảo tính răn đe
Quan tâm sửa đổi Luật Kiểm toán độc lập, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Thái Thị An Chung cho biết, đối với quy định tại khoản 2 về mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa là 1 tỷ đồng đối với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức và thời hiệu xử phạt là 5 năm, có nhiều điểm chưa phù hợp.
Tu vu SCB, Van Thinh Phat: Nhat tri tang xu phat voi kiem toan
 Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Thái Thị An Chung phát biểu sang 7/11. Ảnh: QH.
Theo đại biểu Thái Thị An Chung, qua nghiên cứu dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập kèm theo hồ sơ dự thảo Luật, đại biểu cảm thấy băn khoăn. Đơn cử mức phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng dự kiến được áp dụng cho hành vi vi phạm quy định về hồ sơ dự thi chứng chỉ kiểm toán viên (cụ thể là hành vi sửa chữa, giả mạo, khai man về bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu khác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên).
Trong khi đó, đối với hành vi giả mạo giấy tờ (giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự), Nghị định 144/2021 quy định mức phạt tiền tối đa là 40 triệu đồng; Nghị định 82/2020 quy định mức phạt tối đa là 7 triệu đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá…
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật đưa ra mức xử phạt rất nặng đối với nhiều vi phạm nhỏ, ví dụ hành vi nộp trả lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định chỉ bị phạt cảnh cáo thì nay Dự thảo Luật đưa ra mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với cá nhân và từ 20-40 triệu đồng đối với tổ chức; hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng quy định của Bộ Tài chính hiện nay là từ5-10 triệu đồng, nay dự kiến tăng lên 20-40 triệu (gấp 4 lần)…
Thời gian qua, khi điều tra, xử lý một số vụ án lớn xảy ra tại SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị, trong đó có tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên với các báo cáo kiểm toán thiếu trung thực. Đại biểu đồng tình cần phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để đảm bảo tính răn đe đối với doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vi phạm.
Tuy nhiên, việc tăng mức xử phạt cần phải cân nhắc để đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và đảm bảo tương quan chung với các lĩnh vực khác. Nếu quy định như Dự thảo Luật chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, một ngành đang cần số nhân sự gấp 3-4 lần con số hiện nay so với quy mô của thị trường. Do đó, đại biểu đề nghị chỉ nên tăng mức xử phạt tối đa gấp 2 lần so với hiện nay và thời hiệu xử phạt là 2 năm.
Nâng mức xử phạt với kiểm toán độc lập tối đa 3 tỷ đồng
Liên quan đến quy định xử phạt, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cơ bản thống nhất với quy định của dự thảo Luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 05 năm, nhưng quy định này có khác với quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính ( là 2 năm).
Tu vu SCB, Van Thinh Phat: Nhat tri tang xu phat voi kiem toan-Hinh-2
Đại biểu  Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) 
Về quy định nâng mức phạt từ mức đến 50 triệu hiện nay lên tối đa là 1 tỷ đối với cá nhân, đại biểu cơ bản thống nhất. Tuy nhiên, đại biểu chưa thống nhất với mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa là 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
“Tôi cho rằng mức phạt tối đa 2 tỷ đồng đối với tổ chức là thấp, chưa đủ sức răn đe và chưa tương xứng với sự phát triển quy mô tổ chức kiểm toán độc lập, phạm vi hoạt động, đối tượng kiểm toán đang được mở rộng, một số Công ty kiểm toán lớn có doanh thu trên 500 tỷ, hàng nghìn tỷ đồng một năm ( big four).
Do đó tôi đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan thẩm tra cần nghiên cứu thêm, nâng mức phạt tiền đối với tổ chức cao hơn cho phù hợp, theo tôi mức tối đa là 3 tỷ đồng ( đây cũng là mức cơ quan chủ trì soạn thảo đưa vào dự thảo Luật khi làm việc với cơ quan thẩm tra dự án Luật)”, đại biểu Lan cho hay.
Tuy nhiên, theo đại biểu Lan, mức phạt tiền vi phạm hành chính còn phụ thuộc vào quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, tại điểm e khoản 1 Điều 3, luật này quy định: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính (đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức đối với cá nhân.), nguyên tắc này ràng buộc mức phạt giữa tổ chức và cá nhân, làm cho mức phạt của cá nhân thì cao, của tổ chức thì thấp.
Đại biểu đề nghị cần đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này để sửa điểm e khoản 1 Điều 3, Luật Xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp, theo hướng có thể nâng mức phạt đối với tổ chức bằng 3 lần đối với cá nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm của tổ chức kiểm toán, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập.
Đại biểu cũng đề nghị không quy định cụ thể mức phạt tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán tại dự thảo Luật mà để Chính phủ quy định cho bảo đảm sự ổn định của Luật, phù hợp với yêu cầu đổi mới trong xây dựng Luật hiện nay, linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi về quy mô hoạt động, tính chất mức độ vi phạm trong hoạt động kiểm toán độc lập từng thời kỳ. Về khung mức phạt chỉ quy định mức tối đa, không quy định mức tối thiểu, do đó khung mức còn rất rộng, đề nghị Chính phủ quy định cụ thể phù hợp về mức phạt phù hợp với vi phạm của tổ chức, cá nhân.

Trí thức KHCN góp ý kiến gửi Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV

Sáng 17/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Một số ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho hay, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Công văn số 8830/MTTW-BTT ngày 26/8/2024 về việc báo cáo phản ánh, kiến nghị của Nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Tri thuc KHCN gop y kien gui Ky hop thu 8, QH khoa XV
 Ban chủ tọa điều hành Hội thảo. Ảnh: Nghĩa Đức.

Sáng nay (21/10), khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Hôm nay, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ngày 21/10/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Sang nay (21/10), khai mac trong the Ky hop thu 8, Quoc hoi khoa XV
Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: QH.

Tin mới