Được mệnh danh là thầy của muôn đời, Khổng Tử (551 – 479 TCN) là người sáng lập ra Khổng giáo với hệ thống triết học có ảnh hưởng rất sâu rộng đến tư tưởng và đời sống của các dân tộc Đông Á, trong đó có Việt Nam. Dù được đưa ra cách đây 2.500 năm, nhiều quan điểm của Khổng Tử vẫn mang ý nghĩa thời sự.
Nhân vụ việc vi phạm chuẩn mực đạo đức của Hiệu trưởng, Hiệu phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) đang làm nóng dư luận, cùng điểm lại 10 câu nói đáng suy ngẫm của Khổng Tử về vai trò của giáo dục và phẩm chất của người làm thầy:
1. “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi”.
2. “Trong ba người cùng đi, tất có người là thầy ta. Hãy học theo cái hay, mà tránh cái dở”.
3. “Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người”.
4. “Mỗi sự thật có bốn góc. Người thầy cung cấp cho học trò một góc, và nó sẽ giúp học trò tìm thấy ba góc còn lại”.
Ảnh: Jrbenjamin.com |
5. “Giáo dục nuôi dưỡng lòng tin. Lòng tin nuôi dưỡng hy vọng. Hy vọng nuôi dưỡng hòa bình”.
6. “Học cái mới trong khi vẫn thấm nhuần cái cũ, làm được vậy là có thể thành thầy người khác”.
7. “Người thầy thực sự là người biết sống trong quá khứ để thấu hiểu hiện tại”.
8. “Thầy là người mở cánh cửa. Bước vào hay không là lựa chọn của trò”.
9. “Người thầy thực thụ là người dẫn dắt học trò mà không phải thúc ép họ bước đi. Người thầy mở ra một con đường, nhưng không phải là người đưa học trò đến đích”.
10. “Cho một người bát gạo, người đó sẽ sống qua được một ngày. Dạy một người cách trồng lúa, người đó sẽ yên ổn một đời”.
Đặc biệt, những lời răn về cách xử thế của Khổng Tử đặc biệt đúng khi vận vào các giáo viên phạm lỗi trong vụ việc Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Xin dẫn lại 10 câu tiêu biểu để bạn đọc cùng ngẫm:
1. “Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa”.
2. “Dở nhất trong cái đạo xử thế là không thấy cái lỗi của mình”.
3. “Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi”.
4. “Người không biết lo xa, tất gặp phải ưu phiền trước mắt”.
5. “Danh không chính, lời chẳng xuôi”.
6. “Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị”.
Ảnh: Twimg.com |
7 . “Người khôn ngoan hỏi nguyên do lầm lỗi ở bản thân, kẻ dại khờ hỏi nguyên do ở người khác”.
8. “Người nắm quyền hành phải biết nhìn xa, trông rộng, lòng dạ ngay thẳng, điều độ khoan dung, biết thương dân, biết nắm thời cơ để khi cần thì thu hút được dân vào việc lớn”.
9. “Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức”.
10. “Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy”.