Tự ý uống thuốc phá thai, cô gái tử vong

Không chịu đi bệnh viện dù sau khi uống thuốc phá thai bị chảy máu liên tục, cô gái qua đời trong đau đớn.

Cô Priti Kushwaha, 33 tuổi, từng làm quản lý bán hàng tại một công ty thương mại điện tử trong thành phố Bengaluru, Ấn Độ, mới đây tử vong do tự ý uống thuốc phá thai.
Theo cảnh sát, cô Priti Kushwaha đã thử thai tại nhà riêng ở New Mico Layout vào thứ Bảy và kết quả là dương tính.
Vì không muốn sinh thêm con khi con trai mới 11 tháng tuổi, Priti Kushwaha đã nhờ chồng mình là Devbrath Kushwaha, một kỹ sư phần mềm ở Bengaluru, mua thuốc phá thai cho cô dù chồng cô đề nghị nên đến bệnh viện.
Sau khi uống thuốc, Priti Kushwaha chảy máu ồ ạt nhưng vẫn không chịu đến bệnh viện gặp bác sĩ. Thậm chí khi người chồng gọi cho anh trai cô là Navneet Sambhav, thông báo về vụ việc, anh trai cũng liên tục yêu cầu em gái tìm kiếm sự trợ giúp y tế, nhưng cô Priti Kushwaha vẫn từ chối.
Tu y uong thuoc pha thai, co gai tu vong
Ảnh minh hoạ. 
Rất nhanh sau đó, Priti Kushwaha bất tỉnh và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Đáng tiếc, khi đến được bệnh viện, Priti Kushwaha được tuyên bố đã tử vong vì mất máu quá nhiều.
Qua trường hợp này, các bác sĩ nhấn mạnh rằng không bao giờ được tự ý uống thuốc phá thai mà không có sự giám sát của chuyên gia y tế.
Bác sĩ Hemanandini Jayaraman, chuyên gia tư vấn sản phụ khoa tại Bệnh viện Manipal Old Airport Road cho biết: "Uống thuốc không kê đơn cực kỳ không an toàn và có thể đe dọa đến tính mạng. Lý do cần giám sát thuốc phá thai là vì có một quy trình để biết một phụ nữ mang thai bao nhiêu tuần, có thể có khả năng mang thai ngoài tử cung, nghĩa là thai nằm trong ống dẫn trứng hoặc ở nơi khác. Trong tình huống này, những viên thuốc phá thai sẽ không có tác dụng".
Bác sĩ Hemanandini Jayaraman cũng nói thêm, thai phụ có thể rơi vào tình trạng biến chứng dẫn đến chảy máu trong nặng, huyết sắc tố thấp, có thể rơi vào trạng thái sốc giảm thể tích.
Sốc giảm thể tích là một tình trạng cấp cứu trong đó bệnh nhân mất máu nghiêm trọng hoặc mất chất lỏng khác khiến tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể.
Cụ thể, bệnh nhân bị sốc do giảm đột ngột thể tích tuần hoàn (có thể do mất máu toàn phần hoặc chỉ mất dịch, huyết tương), gây giảm tưới máu tổ chức (thiếu oxy tế bào) và rối loạn chuyển hóa tế bào. Tình trạng thiếu oxy tế bào nếu kéo dài có thể gây tổn thương tế bào các tạng. Tuy nhiên, nếu đến bệnh viện kịp thời, tỷ lệ sống sót khá cao.
Tiến sĩ Shafalika SB, Chuyên gia tư vấn từ Bệnh viện Manipal Yeshwanthpur và Hebbal, cũng cho biết: "Thuốc phá thai không có tỷ lệ thành công 100%. Thuốc phá thai phải luôn được kê đơn bởi bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ y khoa đã đăng ký hành nghề, đảm bảo thai trong vòng 12 tuần và bằng cách siêu âm cho thấy thai chỉ ở trong tử cung".

Mời quý độc giả xem thêm video: Cảnh báo tình trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên (Nguồn video: THĐT)

Vợ hoặc chồng có thể bị lao động công ích nếu cưỡng ép quan hệ tình dục

Chiều 14/11, với 465 đại biểu tán thành (93,37% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Một trong những điểm mới so với luật năm 2007 là sửa đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, bổ sung biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

Vo hoac chong co the bi lao dong cong ich neu cuong ep quan he tinh duc

Chiều 14/11, Quốc hội thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình sửa đổi.

Chủ tịch UBND cấp xã và Tòa án được bổ sung thẩm quyền tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi có căn cứ thấy rằng hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình, đơn giản hóa thủ tục.

Luật cũng bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Cụ thể, công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú.

Hoạt động phục vụ công cộng gồm: tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

Chủ tịch UBND cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Một điểm mới nữa của Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) là quy định về định nghĩa bạo lực gia đình và cụ thể về 16 hành vi bạo lực gia đình, dựa trên các yếu tố về bạo lực thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục.

Luật có hiệu lực từ 1/7/2023.

16 hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin thuộc đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

- Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

- Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Tổng Giám đốc dùng clip nóng tống tiền nữ giáo viên lĩnh 7 năm tù

Tổng giám đốc nhắn tin cho “tình cũ” đòi quà và tiền, dọa công bố các đoạn clip “nóng” mà người này đã ghi lại mỗi lần ân ái.

Ngày 12/12, TAND TP Hà Nội đã tuyên Dương Hoài Thương (41 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Cimexco) 7 năm tù; Bùi Văn Tuấn (34 tuổi) 7 năm tù và Bùi Văn Tên (38 tuổi, anh trai Tuấn) 5 năm tù cùng về tội "Cưỡng đoạt tài sản". Vụ án được xét xử kín vì "có nhiều tình tiết nhạy cảm liên quan đời tư bị hại". Bị hại trong vụ án cũng vắng mặt, ủy quyền cho người thân tham gia tố tụng.
Tong Giam doc dung clip nong tong tien nu giao vien linh 7 nam tu
Ảnh minh họa.