Tục lạ ngày xuân: Đuổi cuốc, bắt heo...đón Tết

(Kiến Thức) - Tết đến xuân về, nơi đâu cũng có các hoạt động vui xuân. Trong đó có những tập tục độc đáo như thả lợn, thả cuốc ra đồng rồi thi bắt.

Tục lạ ngày xuân: Đuổi cuốc, bắt heo...đón Tết
Muôn vẻ đón xuân
Tết là dịp mở đầu của một năm mới. Với quan niệm coi trọng sự mở đầu, ở nhiều nơi trên đất nước ta có những tập tục đón xuân với ý nghĩa cầu may mắn cho cả năm. Trong cuốn Phong vị tết Việt, ở bài viết Cổ nhân và các tục lệ ngày xuân, tác giả Phạm Văn Sơn đã dẫn ra một số tập tục độc đáo như đuổi cuốc, bắt heo ở Hà Nam, đi chợ giải đen ở Nam Định hay đem bán đồ đạc đầu năm ở Nghệ Tĩnh.
Ông viết: “Trước đây ở vài địa phương người ta tổ chức một phiên chợ tết như chợ Đồng ở tỉnh Hà Nam, chợ Phủ Giầy ở tỉnh Nam Định cho người đến trút cái đen đủi trong năm, kể cả cái khờ dại, ngược lại còn có tin tưởng đón hạnh phúc cùng cái khôn ngoan về với mình. Người ta lại mang các đồ vật, hàng hóa ra chợ này, bán đắt bán rẻ miễn là bán cho được.
Ở Nghệ Tĩnh cũng có tục tương tự. Người ta đem đồ ra bán vào ngày mồng một đầu năm, kể cả kẹo bánh, từ tờ mờ sáng. Hàng bán cũng không cần được lãi. Người ta rao: “Ai mua đại ra mua! Ai mua đại thì mua!” và không đợi trả lời. Dĩ nhiên người bán có một sự mê tín thì người mua cũng có sự mê tín trái lại, nghĩa là mua không phải là mua đại về để hứng lấy cái không may mà mua được cái gì đầu năm mang về nhà là đón được cái may”.
Thi thổi cơm ở hội Cầu Vồng (Yên Thế ).
 Thi thổi cơm ở hội Cầu Vồng (Yên Thế ).
Ở một nước Nông nghiệp, chuyện nấu cơm nước là điều ai cũng biết. Trong ý nghĩa cầu sự no đủ, nhiều địa phương tổ chức hội thi nấu cơm vào ngày Tết. Nhưng theo Phạm Văn Sơn, thi nấu cơm ở làng Chuông (nay thuộc Thanh Oai – Hà Nội) là có nhiều thể lệ oái oăm hơn cả: “Ở làng Chuông (nay thuộc Thanh Oai, Hà Nội) người ta còn bày ra nhiều sự oái oăm hơn là nấu cơm trên mặt nước, ăn mía lấy bã làm củi. Người dự thi ngồi trên chiếc thuyền thúng có mấy chiếc que diêm nhất định và một bó rơm bơi ra chỗ có đóng chiếc cọc tre ngoài ao. Các cọc này nhô đầu lên khỏi mặt nước chừng nửa gang ta làm đòn rau. Người thi thổi cơm vừa làm sao cho thuyền khỏi trôi, lại vừa phải vo gạo, nhóm lửa. 
Đấy là cuộc thi dành cho đàn ông. Còn cuộc thi dành cho đàn bà gồm mấy việc sau: ăn mía để lấy bã làm củi, phải ẵm một đứa trẻ chưa biết đi hoặc phải chăn một con cóc buộc ở sát bếp sao cho nó không nhảy ra ngoài vạch vôi đã vẽ theo hình tròn quanh bếp”.
Độc đáo hơn có hội thi bắt cuốc, bắt lợn ở làng Tích Sơn (Hưng Hóa), Yên Đổ (Hà Nam) trong ngày mồng hai Tết. Người ta được báo trước rồi đổ hết ra ngoài đồng. Ban tổ chức thả một con lợn khỏe mạnh để người ta đuổi bắt. Còn tục săn chim cuốc thì già trẻ lớn bé nai nịt gọn gàng chờ tiếng cồng nổi lên là chạy ra ngoài đồng để đuổi bắt. Giống chim cuốc như ta đã biết, lủi rất nhanh ở các ven hồ bờ ruộng hay ở các bụi rậm, chúng ưa kiếm ăn ở chỗ vắng người, yên tĩnh nhưng khi nghe thấy tiếng huyên náo và bị đuổi thì rối trí ngay và ngã lăn ra, người ta mới bắt được.
Với trò bắt heo, đuổi cuốc, người ta cũng có sự mê tín là bắt được heo hay cuốc, dân làng năm mới sẽ được nhiều may mắn. Trên thực tế trò này khuyến khích sự tháo vát, lanh lẹ. Nhưng bắt được hay không cũng còn tùy ở may rủi nữa.
Tục chèo thuyền trên sông Đà đêm Giao thừa
Ở làng Thượng Khê (Ba Vì – Hà Nội) có tục cứ đến Giao thừa là tổ chức chèo thuyền qua sông Đà 3 lần. Điều này được cho là xuất phát từ sự tích công chúa Mỵ Nương đi qua sông Đà về thăm và ăn tết với vua cha.
Trong sách 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, Trương Thìn cho biết: “ Tại sao chỉ có làng Thượng Khê có tập tục này? Có lẽ vì nếu chiếu thẳng 2 đỉnh Ba Vì và Nghĩa Lĩnh thì đường qua Thượng Khê là ngắn nhất. Nhưng đây chỉ là lượt đi. Lượt trở về, ngày 8 tháng Giêng, công chúa lại đi qua làng Trẹo ở Phong Châu – Phú Thọ nên ở đây có hội rước chúa gái vào ngày 8 tháng giêng”.
Nói về hội chèo đò trên sông Đà của làng Thượng Khê. Hàng năm cứ sau ngày ông Công ông Táo là các bô lão trong làng họp và chọn ra 1 người lái đò để vào lúc giao thừa chèo thuyền đưa công chúa qua sông. Người được chọn phải là người khỏe mạnh, có đức hạnh và tốt nhất là chọn trai tân chưa vợ.
Một chiếc thuyền gỗ cũng được cọ sạch, trải chiếu hoa lên trên đỗ sẵn ở bến. Đêm 30, người được chọn lái đò phải tắm gội sạch sẽ bằng nước hạt mùi và mặc quần áo mới, bên ngoài trùm chiếc áo nỉ đỏ của làng trực sẵn bên mái chèo chờ đợi.
Đến lúc giao thừa, đám rước của làng với cờ quạt và hương án tiến ra sông. Chủ tế và các cụ già làm lễ sau đó người lái đò chèo đò sang bên kia sông. Phải chèo đi chèo về cả thảy 3 lượt rồi mới đỗ ở bên bờ sông nghiêm trang hướng về đất tổ. Người dân Thượng Khê tin rằng việc chèo đò nếu làm tốt thì năm đó dân làng sẽ được may mắn, làm ăn thuận lợi. Ngược lại nếu xảy ra điều gì chưa tốt hoặc sơ suất thì là điềm xấu cho cả làng.
Chợ cưới của người Mán
Cũng nằm trong dịp tết ở vùng Tam Lộng (nay thuộc huyện Bồng Xuyên – Vĩnh Phúc) có phiên chợ tình của người Mán tổ chức vào ngày 25 tháng chạp. Ngày thường chợ Tam Lộng là nơi trao đổi hàng hóa trong vùng. Đến 25 tháng chạp, phiên chợ này biến thành chợ cưới của thanh niên nam nữ. Theo Đỗ Văn Tú viết trong Phong vị tết Việt thì “Đây là dịp để người ta bộc lộ những mối tình thầm kín ấp ủ từ lâu”.
Một phiên chợ của đồng bào dân tộc. Ảnh minh họa.
 Một phiên chợ của đồng bào dân tộc. Ảnh minh họa.
Nét đặc biệt phiên chợ không chỉ có nam nữ thanh niên mà còn có cả các bậc cha mẹ. Họ đến đây theo con cái, khi các con cái gặp người tình thì các phụ huynh gặp nhau để bàn bạc, thỏa thuận về đám cưới cho chúng. Không chỉ có người Mán trong vùng mà chợ này còn thu hút người Mán ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang về tham dự, có những người phải rủ nhau đi từ ngày hôm trước vì chợ chỉ họp trong ngày 25 mà thôi.
Các sơn nữ đến chợ với những bộ váy áo đẹp nhất, chân tay và cổ đều đeo vòng bạc. Phần nhiều trang phục của họ là tự dệt để chứng tỏ sự đảm đang khéo léo của mình. Còn các chàng trai thì hiên ngang trong những bộ trang phục thời danh và dáng điệu mạnh khỏe quắc thước, lanh lợi, nụ cười luôn nở rộng trên môi để chào đón người bạn trăm năm, có những chàng phải tằn tiện hàng năm để có đủ tiền mua tặng người yêu những kỷ vật đáng giá.
Trong khi gặp nhau, hai bên trai gái chuyện trò vui vẻ mời mọc nhau ăn uống, hẹn hò nguyện sẽ nên lứa nên duyên, thành vợ thành chồng, đầu bạc răng long cho đến khi trời chiều xế bóng mới chia tay. Các cụ bô lão theo con cái ra về sau khi đã thỏa thuận với nhau những chi tiết về lễ vật, ngày giờ cưới hỏi và rượu chè say bí tỉ.

Bà hoàng Từ Hy đón Tết thế nào?

Bà hoàng Từ Hy đón Tết thế nào?
Những năm cuối triều Thanh, dù chính quyền đã bên bờ tuyệt diệt nhưng chốn cung đình vẫn duy trì cuộc sống xa xỉ, hoan lạc. Giáp Giao thừa năm 1901, sau lễ cúng Táo quân 23 tháng Chạp, Phủ Nội vụ bèn thông báo cho tổng quản các cung về việc phong ấn chuẩn bị nghi lễ đón năm mới. Sau khi tấu bẩm thái hậu, Phủ Nội vụ chiểu quy định cũ trong cung truyền cáo tới các phúc tấn, mệnh phụ, cách cách và ngọc nữ con quan nhất phẩm, nhị phẩm tiến cung ngày 25 tháng Chạp để nghênh đón tân xuân.

Truyền thống đón Tết Tây có 1-0-2 trên thế giới

Cùng khám phá những phong tục đón tết dương lịch có một không hai khắp hành tinh.

Truyền thống đón Tết Tây có 1-0-2 trên thế giới
1. Tìm chồng bằng cành tầm gửi, Ireland. Những người phụ nữ độc thân ở Ireland đều rất mong ngóng đến đêm giao thừa vì theo họ đây chính là đêm sẽ mang lại cho họ người đàn ông của đời mình. Theo truyền thống, họ sẽ đặt một cành tầm gửi dưới gối để tránh xa vận rủi và nhờ cành tầm gửi này tìm chồng cho mình trong năm mới.
1. Tìm chồng bằng cành tầm gửi, Ireland. Những người phụ nữ độc thân ở Ireland đều rất mong ngóng đến đêm giao thừa vì theo họ đây chính là đêm sẽ mang lại cho họ người đàn ông của đời mình. Theo truyền thống, họ sẽ đặt một cành tầm gửi dưới gối để tránh xa vận rủi và nhờ cành tầm gửi này tìm chồng cho mình trong năm mới. 

Tuổi nào phạm Thái Tuế trong năm Giáp Ngọ?

(Kiến Thức) - Dân gian sợ phạm Thái Tuế, nhưng khoa Tử vi nói rằng: gặp Thái Tuế có thể thua nhưng chưa gặp Thái Tuế thì chẳng bao giờ thắng cả.

Tuổi nào phạm Thái Tuế trong năm Giáp Ngọ?
Dân gian quan niệm rằng Thái Tuế là sao chủ 1 năm, đứng đầu trong các thần sát, quyết định sự cát, hung của năm đó chính vì thế nên tránh phạm vào Thái Tuế, nếu phạm sẽ gặp điều không lành. Những người bị phạm Thái Tuế nên cân nhắc rất kỹ và tốt nhất nên tránh làm các việc lớn như: khởi nghiệp, làm nhà, hôn nhân, hợp tác làm ăn…và trước khi muốn làm việc gì cũng nhất thiết phải hóa giải Thái Tuế trước khi làm, tránh nôn nóng dẫn đến hỏng việc.
Dân gian quan niệm rằng Thái Tuế là sao chủ 1 năm, đứng đầu trong các thần sát, quyết định sự cát, hung của năm đó chính vì thế nên tránh phạm vào Thái Tuế, nếu phạm sẽ gặp điều không lành. Những người bị phạm Thái Tuế nên cân nhắc rất kỹ và tốt nhất nên tránh làm các việc lớn như: khởi nghiệp, làm nhà, hôn nhân, hợp tác làm ăn…và trước khi muốn làm việc gì cũng nhất thiết phải hóa giải Thái Tuế trước khi làm, tránh nôn nóng dẫn đến hỏng việc.
Trường phái Phong thủy địa lý vì đề cao sự hóa giải của các đồ vật phong thủy nên cho rằng: “Nếu ngày nào phạm vào Thái Tuế, nhất định có họa nặng nhưng nếu có ngũ hành đến cứu trợ thì niên trụ đó ngược lại có thể vẫy gọi tài vận”.
Trường phái Phong thủy địa lý vì đề cao sự hóa giải của các đồ vật phong thủy nên cho rằng: “Nếu ngày nào phạm vào Thái Tuế, nhất định có họa nặng nhưng nếu có ngũ hành đến cứu trợ thì niên trụ đó ngược lại có thể vẫy gọi tài vận”.

Tin mới