Từng liên quan đến Louis Holdings, AGM chìm trong thua lỗ và chậm trả lãi trái phiếu

(Vietnamdaily) - Trong bối cảnh tình hình tài chính bết bát, với mục tiêu thanh toán dần các khoản nợ để từng bước vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh, AGM dự kiến thanh lý loạt tài sản.

CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM) vừa có văn bản giải trình về việc chậm trả lãi kỳ 5 của lô trái phiếu mã AGMH2223001.

Theo đó, lô trái phiếu này của AGM có tổng giá trị 300 tỷ đồng được phát hành vào ngày 14/3/2022, kỳ hạn 18 tháng, tức đáo hạn vào 14/9/2023, được áp dụng lãi cố định 7%/năm. Lãi trái phiếu được tính 3 tháng/lần.

Ngày 14/6/2023 là ngày đến hạn thanh toán lãi kỳ 5 của lô trái phiếu này tuy nhiên, AGM không thể thu xấp được nguồn tiền thanh toán do tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính còn nhiều khó khăn.

Theo đó, các phương án liên quan đến lô trái phiếu sẽ được AGM trao đổi và thống nhất với nhà đầu tư tại Hội nghị Chủ sở hữu trái phiếu diễn ra vào ngày 23/6 tới đây.

Được biết, khoản nợ gốc cho lô trái phiếu AGMH2223001 tính đến thời điểm 9/6 là 210 tỷ đồng.

Ngoài ra, AGM còn lưu hành một lô trái phiếu khác có mã AGMH2123001, với tổng giá trị 350 tỷ đồng. Lô này được phát hành vào ngày 9/11/2021, kỳ hạn 24 tháng, đáo hạn vào 9/11/2023. Như vậy áp lực đáo hạn trái phiếu của AGM khá lớn.

Tung lien quan den Louis Holdings, AGM chim trong thua lo va cham tra lai trai phieu
Sản phẩm của Angimex 

Trong khi đó tình hình kinh doanh gần đây của AGM khá bết bát khi 4 quý liên tiếp (quý 2/2022 đến quý 1/2023) đều chìm trong thua lỗ. Trong đó năm 2022, AGM lỗ hơn 140 tỷ đồng, còn tính riêng quý 1/2023 tiếp tục lỗ ròng hơn 16 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý 1/2023, AGM ghi nhận tổng tài sản giảm nhẹ xuống 1.591 tỷ đồng, trong đó tiền mặt chỉ vỏn vẹn gần 7 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh 62 tỷ nhưng phải trích lập dự phòng gần 30 tỷ đồng; Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm gần 580 tỷ đồng.

Về khoản đầu tư chứng khoán, AGM đang đầu tư vào Địa ốc Hoàng Quân (HQC) với giá trị gốc là 62,5 tỷ đồng nhưng đã phải trích lập dự phòng tới gần 30 tỷ đồng. 

Trong cơ cấu nợ phải trả 1.228 tỷ, AGM đang vay nợ tài chính ngắn hạn 564 tỷ và dài hạn lên tới 610 tỷ đồng. 

Theo AGM, sơ bộ các khoản phải trả của Angimex là 1,062 tỷ đồng gồm các khoản gốc trái phiếu, nợ ngân hàng và nợ các nhà cung cấp khác.

Ngoài các khoản phải trả nêu trên, Angimex còn phải chịu các khoản lãi vay ngân hàng, lãi vay trái phiếu, lãi thuê tài chính, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí vận hành khác.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tại ngày 31/3/2023 của Angimex là 3.4 lần (theo BCTC hợp nhất quý 1/2023), con số này đang ở mức cao so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.

Trong bối cảnh tình hình tài chính bết bát, với mục tiêu thanh toán dần các khoản nợ để từng bước vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh, AGM dự kiến thanh lý loạt tài sản như: Vốn góp của Angimex, kho đã dừng hoạt động (không còn máy móc thiết bị), nhà máy đang hoạt động, quyền sử dụng đất tại TPHCM và An Giang.

Trong năm 2023, Angimex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.001 tỷ đồng, tăng 10% so với kết quả năm 2022. Đồng thời có lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10 tỷ đồng.

Khó chồng khó, ngày 18/5 vừa qua, cổ phiếu AGM bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch do chậm nộp BCTC kiểm toán 2022 quá 45 ngày. 

AGM là một trong những cổ phiếu liên quan tới nhóm Louis Holdings. Trong năm 2021, Louis Holdings đã mua trên 51% vốn tại đây và đưa AGM vào hệ sinh thái. Tuy nhiên, sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt với tội danh thao túng giá chứng khoán, hoạt động kinh doanh của AGM rơi vào tình trạng khó khăn. Tại thời điểm tháng 4/2023, Chứng khoán An Phát (APG) đang nắm 8,17% vốn AGM.

Thao túng chứng khoán năm Nhâm Dần: Nổi cộm tại FLC và Louis Holdings

(Vietnamdaily) - Số quyết định xử phạt năm Nhâm Dần giảm mạnh hơn 55% so với năm trước, song mức tiền phạt lại tăng tới 33%. Điều này cho thấy án phạt trong năm đã mạnh tay hơn nhiều so với năm trước đó.

Năm Nhâm Dần mang đậm dấu ấn của công cuộc minh bạch hóa và lành mạnh hóa thị trường chứng khoán. Các vụ thao túng chứng khoán như vụ FLC, vụ Louis Holdings (do Đỗ Thành Nhân cấu kết một loạt cá nhân thực hiện) được đưa ra khởi tố hình sự.

Tính trong năm Nhâm Dần, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã công bố tổng cộng 137 quyết định xử phạt thị trường chứng khoán. Trong đó, có 17 quyết định xử phạt đối với cá nhân và 120 quyết định xử phạt đối với tổ chức. Tổng số tiền phạt là hơn 28 tỷ đồng.

Vụ Chủ tịch Louis Holdings làm giá cổ phiếu: Không biết gì về đầu tư, chỉ lo tiền

Bị cáo Nhân khai không hiểu biết gì về đầu tư chứng khoán mà chỉ có nhiệm vụ lo tiền. Việc đặt lệnh mua bán, thâu tóm cổ phiếu, điều chỉnh giá, bán thời điểm nào, đều do Công ty Trí Việt làm.

TAND TP.Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử 8 bị cáo về tội thao túng thị trường chứng khoán, trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Louis Holdings và Công ty CP Chứng khoán Trí Việt.

Vu Chu tich Louis Holdings lam gia co phieu: Khong biet gi ve dau tu, chi lo tien
Các bị cáo tại phiên tòa đổi trách nhiệm cho nhau - Ảnh: Tiền Phong