Tưởng bệnh dạ dày tái phát nào ngờ bị... nhồi máu cơ tim

Thông thường, nhồi máu cơ tim ở phụ nữ lớn tuổi ít biểu hiện dấu hiệu điển hình, người bệnh thường có triệu chứng bệnh tiêu hóa như trào ngược, khó tiêu, đau thượng vị.

Mới đây, ThS.BS.CKII Võ Anh Minh, Phó khoa Tim mạch Can thiệp, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, đa số các trường hợp nhồi máu cơ tim có triệu chứng điển hình, dễ nhận biết thông qua dấu hiệu lâm sàng như đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi…
Tuy nhiên, một số bệnh nhân không có những triệu chứng này, làm chậm trễ quá trình cấp cứu, chẩn đoán và điều trị. Thống kê cho thấy cứ 3 người bị nhồi máu cơ tim nhập viện thì có một người không bị đau ngực.
Tuong benh da day tai phat nao ngo bi... nhoi mau co tim
Động mạch vành phải hẹp nặng (hình A) và sau khi được nong mạch đặt stent (hình B). Ảnh BVCC 
Cụ thể, cụ bà 67 tuổi có tiền sử trào ngược dạ dày - thực quản hơn 3 năm. Cách nhập viện một tuần, bà bị khó tiêu, chướng hơi, tưởng đây là triệu chứng của bệnh dạ dày tái phát nên uống thuốc theo toa cũ.
Theo lời kể của bệnh nhân, trước đây bà hay bị trào ngược, thỉnh thoảng đau bụng, ợ hơi lại tự đi mua thuốc, uống vài ngày là khỏi, nhưng lần này triệu chứng không giảm sau một tuần, cơn đau bụng âm ỉ không dứt, trầm trọng hơn sau khi ăn. Bà đến bệnh viện khám.
BS Dương Thanh Trung, khoa Tim mạch Can thiệp, Trung tâm Tim mạch, nhận định bệnh nhân đến viện trong trạng thái tỉnh táo, không đau ngực hay khó thở, chỉ đau âm ỉ vùng trên rốn, cảm giác căng tức bụng. Điều này khiến các bác sĩ nghĩ tới tình huống nhồi máu cơ tim cấp.
Thông thường, nhồi máu cơ tim ở phụ nữ lớn tuổi ít biểu hiện dấu hiệu điển hình, người bệnh thường có triệu chứng bệnh tiêu hóa như trào ngược, khó tiêu, đau thượng vị.
Bệnh nhân được chỉ định đo điện tim, xét nghiệm men tim, siêu âm tim tầm soát. Kết quả xác định nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên.
Đây là một biểu hiện của hội chứng mạch vành cấp tính, xảy ra khi tổn thương mạch vành gây tắc nghẽn một phần, dẫn đến nhu cầu oxy của tim không được đáp ứng, làm hoại tử cơ tim và có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.
Theo BS Minh, các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thường có biểu hiện rất khác nhau về triệu chứng và mức độ. Đau ngực là triệu chứng điển hình và phổ biến nhất ở cả hai giới. Đối với phụ nữ, dấu hiệu thường ít điển hình hơn bao gồm khó thở, đau hàm, đau vùng lưng, choáng váng, buồn nôn và nôn.
Cá biệt có trường hợp triệu chứng giống với bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản như bà Tâm, hoặc tương tự biểu hiện của bệnh cúm. Điều này rất nguy hiểm vì khiến bệnh nhân lầm tưởng, nhất là những người có tiền sử bệnh tiêu hóa, hô hấp. Họ tự ý mua thuốc uống, một thời gian dài không khỏi mới đến viện thì đã bỏ lỡ giờ vàng, làm giảm hiệu quả điều trị thậm chí để lại biến chứng sau nhồi máu cơ tim. Thực tế, khoảng 5% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có thể bị sốc tim với tỷ lệ tử vong là 40-50%.
Nhận biết triệu chứng cảnh báo đóng vai trò quan trọng, giúp người bệnh được điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim cấp. Nếu xuất hiện các dấu hiệu điển hình (đau nặng ngực lan đến vai, cổ, hàm hoặc lưng, khó thở, buồn nôn, choáng váng, chóng mặt) và không điển hình (đau vùng thượng vị, nôn ói, khó tiêu, đổ mồ hôi lạnh, mệt mỏi), nên đến bệnh viện khám ngay.

5 dấu hiệu ở ngực cần đi khám ngay nếu không muốn đột tử

(Kiến Thức) - Nhồi máu cơ tim sẽ có những biểu hiện rõ ràng trong thời gian ngắn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn phải chú ý đến 5 dấu hiệu sau.

5 dau hieu o nguc can di kham ngay neu khong muon dot tu
 Trái tim được ví như động cơ của cơ thể con người, nhịp đập của tim thúc đẩy dòng chảy của máu, giúp lưu thông để nuôi cơ thể. Nếu mạch máu xơ vữa thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gián tiếp gây ra nhồi máu cơ tim

Đau ngực không đi khám, nam bệnh nhân cấp cứu vì nhồi máu cơ tim

Đau ngực trái 2 năm nhưng không đến bệnh viện thăm khám, nam bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.

Chủ quan đau tức ngực... dễ mất mạng

Tin mới