Tướng cướp đa tình nổi tiếng Sài Gòn trước 1975

Điền Khắc Kim có đôi mắt sáng rực như hút hồn người khác. Đó là một ánh mắt có sức thôi miên làm tê liệt con mồi...

Thập niên 60 – 70 thế kỷ trước, Sài Gòn có nhiều tướng cướp lừng danh, nhưng nổi danh nhất vẫn là bộ tứ siêu phàm: Đại Cathay, Tín Mã Năm, Bạch Hải Đường, Điền Khắc Kim. Những nhân vật được mệnh danh là đại ca của các đại ca này đều nổi danh nhờ sự gan lì, tinh quái và có chút lãng tử.
So với ba đồng sự, Điền Khắc Kim dù ít được nhắc đến hơn nhưng cuộc đời và sự nghiệp của tướng cướp này lại có rất nhiều tình tiết không khác gì tiểu thuyết mà mãi về sau người đời mới có được cái nhìn trọn vẹn.
Từ mối hận tình đầu, thành tướng cướp đa tình lừng lẫy
Điền Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh, sinh năm 1947 tại khu Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, trong một gia đình nghèo, đông con (12 anh em). Lúc đầu, Minh cũng là một thanh niên bình thường với vẻ ngoài thư sinh, hiền lành. Chính vẻ ngoài đẹp trai và lãng tử ấy đã khiến không ít thiếu nữ chết mê chết mệt vì hắn. Tuy nhiên, Minh đã thương thầm nhớ trộm cô bé hàng xóm xinh đẹp tên Bé Năm.
Tình đầu chưa kịp đơm hoa thì người đẹp đã sớm trở thành gái bán bar, đổi tên là Helen Diễm. Dẫu vậy, Minh vẫn chôn chặt hình bóng cô vào tim và xem như đó là mối tình đầu tiên của đời mình.
Một biến cố khủng khiếp bất ngờ xảy ra đã làm thay đổi toàn bộ con người của chàng lãng tử: Helen Diêm bị lính Mỹ hiếp chết, quăng xác ra đường. Hung tin khiến Minh đau đớn tột cùng đâm ra hận đời và căm thù lính Mỹ. Từ đó, Minh bắt đầu bước vào bóng tối với cái tên Điền Khắc Kim lừng lẫy giang hồ. Biệt danh “độc hành đại đạo hái hoa dâm tặc” xuất phát từ việc Kim hiếp dâm một loạt vợ sĩ quan Mỹ để trả thù cho mối tình đầu.
Khác với đại ca lừng lẫy khác quy tụ nhiều đàn em, lập thành băng nhóm khuynh đảo các địa bàn, Kim chỉ đơn thương độc mã nhưng lại nổi tiếng với những phi vụ xuất quỷ nhập thần. Sau mỗi vụ cướp, hiếp chấn động, gã đều viết tên mình bằng ba chữ ĐKK như để chứng minh tài năng xuất quỷ nhập thần của mình. Tương truyền, tướng cướp Điền Khắc Kim gây ra nhiều tội lỗi nhưng cũng rất đa tình. Kim yêu nhiều phụ nữ và một khi yêu là hết mình, có thể sống chết với mối tình đó.
Tướng cướp Điền Khắc Kim.
Tướng cướp Điền Khắc Kim. 
Khi mới thành danh trong chốn giang hồ, Điền Khắc Kim đã tranh giành cô gái bán cà phê tên Hằng với một viên thiếu tá chế độ cũ. Hai bên gầm ghè nhau, viên thiếu tá ngồi giữa quán rút súng chĩa thẳng vào mặt tướng cướp dọa bắn nát sọ. Điền Khắc Kim im lặng, không chút sợ sệt. Gã nhìn thẳng vào họng súng nở một nụ cười bí hiểm.
Ngay đêm hôm đó, viên thiếu tá được một phen hoảng hốt sau khi Kim đột nhập nhà riêng, trộm súng, quân phục, để lại mảnh giấy có ghi 3 chữ ĐKK. Viên thiếu tá chưa hết bàng hoàng thì vài hôm sau, gã lại đột nhập, trả lại súng và quân phục cùng mảnh giấy có 3 chữ ĐKK.
Tài năng xuất quỷ nhập thần khiến Điền Khắc Kim nhanh chóng nổi tiếng trong giới giang hồ đất Sài Gòn. Cùng mối hận tình đầu găm sâu trong tâm khảm, Điền Khắc Kim thực hiện một loạt vụ đột nhập cướp của, hiếp dâm vợ các quan chức Mỹ thời đó. Thậm chí có lần gã bắt cóc luôn vợ của một sĩ quan Mỹ trẻ đẹp, đưa đến một khách sạn để hiếp dâm. Cái tên Điền Khắc Kim trở thành nỗi khiếp hãi của chính quyền chế độ cũ.
Đặc biệt, Điền Khắc Kim không làm bậy với tất cả phụ nữ mà chỉ nhắm vào những cô vợ của sĩ quan Mỹ. Trong vụ đôt nhập nhà của một công chức chính quyền, hắn trói cô vợ xinh đẹp lại rồi ung dung lấy đồ quý giá bỏ gọn gàng vào bao. Cô vợ bé bỏng kia run lẩy bẩy, tưởng lấy xong hắn sẽ cưỡng bức mình.
Điền Khắc Kim tiến lại nhẹ nhàng cởi trói cho người đẹp, vỗ về: “Đừng sợ, tôi không làm gì cô đâu. Tôi chỉ làm với… vợ bọn Mỹ thôi” rồi ôm bao đồ đi ra cửa. Nạn nhân quá bất ngờ, hỏi: “Anh tên gì”, hắn quay trở lại rất … dịu dàng: “Điền Khắc Kim” rồi biến mất vào đêm tối.
Báo chí Sài Gòn tung hê tên tuổi Điền Khắc Kim lên mây xanh, mô tả những pha xuất quỷ nhập thần của hắn như có bùa ngải và có tinh thần dân tộc. Với phụ nữ, hắn được gọi là tướng cướp hào hoa, đa tình và rất ga lăng, lãng mạn.
Thời điểm này Điền Khắc Kim được mô tả là một tên cướp khoảng 25 – 27 tuổi, nhỏ con, cao khoảng 1m60, gầy ốm, nước da trắng trẻo, để tóc dài phủ gáy, mô đen hippy của giới trẻ chạy theo văn hóa Mỹ thời đó. Hắn ăn mặc cũng khá mô đen, vẻ bạch diện thư sinh, mặt mũi không có gì là hầm hố kiểu tướng cướp. Đặc biệt, Điền Khắc Kim có đôi mắt sáng rực như hút hồn người khác. Đó là một ánh mắt có sức thôi miên làm tê liệt con mồi và khiến các mệnh phụ được hắn tha không thể nào quên.
Ngày tàn trong đơn độc
Khí phách lãng tử, đa tình chỉ là một yếu tố nhỏ khiến tên tuổi Điền Khắc Kim trở nên lừng danh. Thực chất, tên tuổi của Điền Khắc Kim được so sánh với Bạch Hải Đường là vì gã cũng có khả năng xuất quỷ nhập thần, nhiều lần bị bắt nhưng thực hiện một loạt vụ vượt ngục kinh động.
Năm 1975, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thì Điền Khắc Kim đang ở tù Côn Đảo. Sau đó, gã được đưa về trại cải tạo ở Vị Thanh (Hậu Giang). Tại đây, Điền Khắc Kim đã rủ một tù phạm vượt trại một cách ngoạn mục. Điền Khắc Kim trốn về Sài Gòn trở lại nghề cướp. Khu vực hoạt động của Điền Khắc Kim ngày giải phóng là chợ Dân Sinh quận 1. Hàng loạt vụ cướp giật, cướp có vũ trang, tống tiền lại xảy ra, nạn nhân hầu hết là người nước ngoài. Theo lời khai của các nạn nhân, hung thủ khoảng ngoài 30 tuổi, ăn mặc bảnh bao. Điền Khắc Kim bị đưa vào vòng ngắm, truy tìm.
Trung tuần tháng 11/1978, một người dân đến công an quận 1 báo bị tống tiền với mẩu giấy có nội dung phải đem tiền đến khu vực Cô Bắc – Đề Thám giao nộp, bằng không đứa con gái 8 tuổi của họ sẽ bị giết ngay. Ký tên: ĐKK. Ngay lập tức, kế hoạch vây bắt kẻ tống tiền được vạch ra và triển khai ngay.
Buổi trưa hôm đó, nắng gay gắt, một gã đàn ông mặc quần tây, áo sơ mi đội nón đen che kín nửa khuôn mặt ngồi trong quán cà phê. Bỗng dưng, hắn vội vàng đứng dậy, móc tiền trong túi để lên bàn rồi rảo bước đi nhanh ra hướng đường Trần Hưng Đạo. Đến ngã tư Đề Thám – Trần Hưng Đạo, một chiếc xe 3 bánh chạy ngang trước mặt gã đàn ông rồi xoay ngang ngã xuống. Gã đàn ông bực bội quát: “Mày chạy xe kiểu gì vậy?”.
Lập tức 3 người thanh niên ập đến. Một khẩu súng chĩa vào gã đàn ông: “Điền Khắc Kim, anh đã bị bắt!”. Gã đàn ông vùng dậy chạy nhưng đã bị 3 trinh sát giữ chặt, hắn la lên: “Giữa ban ngày ban mặt, các anh làm gì vậy? Ăn cướp à?”. Một chiếc xe chạy tới đưa hắn về trụ sở công an. Tại đây, hắn dành phải khai nhận là Lê Văn Minh – Điền Khắc Kim.
Hồ sơ kết thúc, Điền Khắc Kim được chuyển giao cho Phòng cảnh sát hình sự công an thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 1979, hắn được đưa lên trại Tống Lê Chân, Bình Long, Sông Bé (bây giờ là Bình Phước) để học tập cải tạo. Tại đây, Điền Khắc Kim mấy lần trốn trại nhưng không thoát. Sau đó, hắn được chuyển lên nông trường cao su Dầu Tiếng. Tại đây, hắn lại trốn mất.
Tháng 9/1985, Điền Khắc Kim dùng súng cướp hàng tại chân cầu chữ Y. Hắn bị lực lượng công an SBC vây bắt. Một trinh sát xông đến tiếp cận, Điền Khắc Kim lạnh lùng chĩa súng colt 45 về phía người này bóp cò. Không may đạn không nổ, hắn bị tóm ngay tại trận.
Tháng 11/1985, cơ quan điều tra công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can Điền Khắc Kim. Sau khi ra tòa, hắn bị đưa vào trại giam Chí Hòa. Ở khám Chí Hòa, Điền Khắc Kim lại tìm cách vượt ngục nhưng sau vài lần bất thành, hắn hết phép chấp nhận cuộc sống tù đày. Ở trong tù, ăn nặn tội lỗi chồng chất cộng với viễn cảnh mất tự do khiến “độc hành đại đạo hái hoa dâm tặc” hoàn toàn suy sụp. Điền Khắc Kim lừng danh thuở trước chỉ còn là đống da bọc xương tàn tạ, sầu héo.
Dù tuổi đời chưa đầy 40 nhưng những căn bệnh trong người hắn bộc phát. Vết thương do bị quân cảnh và viên sĩ quan CIA bắn trúng trong những phi vụ trước năm 1975 hoành hành dữ dội. Cũng tại khám Chí Hòa, tướng cướp lừng danh nhận lấy kết cục đau đớn nhất của cuộc đời mình, đó là sự cô đơn tận cùng. Từng có 12 anh em, 2 bà vợ và 7 người con, nhưng không có ai ghé thăm lúc sa cơ thất thế.
Những tin tức chuyển vào cho hắn toàn là những tin buồn thảm tận cùng của số phận: 2 bà vợ đã đi bước nữa, có bà còn sắp sinh con cho chồng mới. Không biết những đứa con bây giờ như thế nào, có bị trôi dạt phương nào không? Tâm trạng cuối đời của Điền Khắc Kim thật bi thảm. Điền Khắc Kim trút hơi thở cuối cùng vào một đêm mưa tại trại giam Chí Hòa trong thi thể gầy còm, co rút vì bệnh tật hành hạ. Cuộc đời tướng cướp vĩnh viễn khép lại từ ngày ấy.

Chuyện chưa kể về giang hồ Sài Gòn trước 1975

Trong giới giang hồ Sài Gòn thập niên 60 - 70 xuất hiện một “bóng hồng sát thủ”, đó là Lệ Hải - “người tình một năm” của ông trùm Đại “Cathay”.

Bảy Viễn đã tung một cú đá xỉa bằng năm đầu ngón chân (Kim Tiêu cước) nhanh và hiểm trúng vào nhân trung (yếu huyệt) Khăm Chay khiến hắn bể sóng mũi, giập môi, gãy răng, máu tuôn xối xả...

10 lãnh đạo dở nhất lịch sử quân sự thế giới

(Kiến Thức) - Chỉ vì coi thường kẻ địch, chủ quan khi ra trận, họ phải nếm mùi thất bại và trở thành 10 nhà lãnh đạo tệ nhất trong lịch sử quân sự thế giới.

1. Marcus Licinius Crassus: Ông là một danh tướng có ảnh hưởng lớn đến đế chế La Mã và giới chính trị trong thế kỷ thứ hai TCN. Ông là con trai của Publius Lunius Crassus Muciano. Người Parthia cho rằng Marcus là mối nguy hiểm lớn với họ nên đã nhanh chóng chuẩn bị cuộc chiến với người La Mã. Dù không sở hữu đội bộ binh hùng mạnh trên thế giới nhưng người Parthia lại có đội kỵ binh xuất sắc. Lực lượng của Crassus đã vô cùng sửng sốt trước chiến thuật bất ngờ của Parthia khi hai bên giao chiến ở Carrhae, gần vùng Lưỡng Hà. Những cung thủ của Parthia bắn hàng loạt tên về phía quân đội La Mã và dụ quân địch đuổi theo, khiến họ rơi vào trận địa đã mai phục sẵn. Cuối cùng, 60% binh sĩ trong lực lượng của Marcus đã bị quân Parthia giết chết, trong đó có cả ông.
1. Marcus Licinius Crassus: Ông là một danh tướng có ảnh hưởng lớn đến đế chế La Mã và giới chính trị trong thế kỷ thứ hai TCN. Ông là con trai của Publius Lunius Crassus Muciano. Người Parthia cho rằng Marcus là mối nguy hiểm lớn với họ nên đã nhanh chóng chuẩn bị cuộc chiến với người La Mã. Dù không sở hữu đội bộ binh hùng mạnh trên thế giới nhưng người Parthia lại có đội kỵ binh xuất sắc. Lực lượng của Crassus đã vô cùng sửng sốt trước chiến thuật bất ngờ của Parthia khi hai bên giao chiến ở Carrhae, gần vùng Lưỡng Hà. Những cung thủ của Parthia bắn hàng loạt tên về phía quân đội La Mã và dụ quân địch đuổi theo, khiến họ rơi vào trận địa đã mai phục sẵn. Cuối cùng, 60% binh sĩ trong lực lượng của Marcus đã bị quân Parthia giết chết, trong đó có cả ông.  
2. Vua Phillip VI: Trong khi nước Anh đang chuẩn bị xâm lược Pháp thì vua Phillip VI (Pháp) đã tấn công đất nước Scotland do vua David II cai trị nhằm ngăn chặn trước một cuộc tấn công của nước Anh từ phương Bắc. Đội quân của vua David II đã bị đánh bại tại Neville vào tháng 10/1346. Do đó, vua Edward III của Anh đã cho quân đổ bộ vào Normandy. Quân đội Anh tiến hành hàng loạt cuộc tấn công có hệ thống trên khắp lãnh thổ Pháp. Cuối cùng, lực lượng quân sự chủ chốt của Anh và Pháp gặp nhau ở Crecy. Trong cuộc chiến này, vua Philip lại có chiến lược đánh địch không đúng nên đã bại trận. Mặc dù ông còn sống sót nhưng hơn 4.000 quân sĩ Pháp đã tử trận.
2. Vua Phillip VI: Trong khi nước Anh đang chuẩn bị xâm lược Pháp thì vua Phillip VI (Pháp) đã tấn công đất nước Scotland do vua David II cai trị nhằm ngăn chặn trước một cuộc tấn công của nước Anh từ phương Bắc. Đội quân của vua David II đã bị đánh bại tại Neville vào tháng 10/1346. Do đó, vua Edward III của Anh đã cho quân đổ bộ vào Normandy. Quân đội Anh tiến hành hàng loạt cuộc tấn công có hệ thống trên khắp lãnh thổ Pháp. Cuối cùng, lực lượng quân sự chủ chốt của Anh và Pháp gặp nhau ở Crecy. Trong cuộc chiến này, vua Philip lại có chiến lược đánh địch không đúng nên đã bại trận. Mặc dù ông còn sống sót nhưng hơn 4.000 quân sĩ Pháp đã tử trận. 
3. Horatio Gates: Horatio Gates là một trong những vị tướng từng phục vụ trong quân đội Mỹ và sau đó làm việc trong hệ thống quân sự của quân đội Anh. Ông là một trong số rất ít người có thời gian làm việc trong bộ máy quan liêu của quân đội Anh. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thiết lập tiêu chuẩn và hệ thống cấp bậc quân sự. Ông cũng là người chỉ huy chiến trường nhưng thường chỉ ngồi bên trong pháo đài và đưa ra mệnh lệnh không sát với tình hình thực tế trên chiến trận, điển hình là trận chiến Saratoga. May mắn là cấp dưới của ông, gồm Benedict Arnold, Daniel Morgan, Benjamin Lincoln và Enoch Poor đã đưa ra những quyết sách chính xác và đúng lúc khiến cuộc tấn công của quân đội Anh giành được phần thắng.
3. Horatio Gates: Horatio Gates là một trong những vị tướng từng phục vụ trong quân đội Mỹ và sau đó làm việc trong hệ thống quân sự của quân đội Anh. Ông là một trong số rất ít người có thời gian làm việc trong bộ máy quan liêu của quân đội Anh. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thiết lập tiêu chuẩn và hệ thống cấp bậc quân sự. Ông cũng là người chỉ huy chiến trường nhưng thường chỉ ngồi bên trong pháo đài và đưa ra mệnh lệnh không sát với tình hình thực tế trên chiến trận, điển hình là trận chiến Saratoga. May mắn là cấp dưới của ông, gồm Benedict Arnold, Daniel Morgan, Benjamin Lincoln và Enoch Poor đã đưa ra những quyết sách chính xác và đúng lúc khiến cuộc tấn công của quân đội Anh giành được phần thắng. 
4. William H. Winder: William Henry Winder là một vị tướng Mỹ gây tranh cãi trong cuộc chiến năm 1812. Ông liên tiếp bị quân địch đánh bại dù sở hữu số lượng binh sĩ rất đông. Thật không may là đối với Mỹ, quân đội của tướng Winder là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ Washington khỏi cuộc tấn công của Anh vào thời điểm tháng 7/1814. Trên thực tế, tướng Winder đã không nỗ lực hết mình để chống lại kẻ thù khiến Washington trong đó có cả Nhà Trắng đã bị quân đội Anh đánh chiếm. Chuỗi thất bại của vị tướng bất tài lại tái diễn khi ông dẫn dắt quân đội Mỹ chống chọi những đợt tấn công của kẻ địch trong trận Bladensburg.
4. William H. Winder: William Henry Winder là một vị tướng Mỹ gây tranh cãi trong cuộc chiến năm 1812. Ông liên tiếp bị quân địch đánh bại dù sở hữu số lượng binh sĩ rất đông. Thật không may là đối với Mỹ, quân đội của tướng Winder là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ Washington khỏi cuộc tấn công của Anh vào thời điểm tháng 7/1814. Trên thực tế, tướng Winder đã không nỗ lực hết mình để chống lại kẻ thù khiến Washington trong đó có cả Nhà Trắng đã bị quân đội Anh đánh chiếm. Chuỗi thất bại của vị tướng bất tài lại tái diễn khi ông dẫn dắt quân đội Mỹ chống chọi những đợt tấn công của kẻ địch trong trận Bladensburg. 
5. Antonia Lopez De Santa Anna: Trong trận chiến Contreras, vị tướng nổi tiếng người Mexico Antonia Lopez De Santa Anna đã lãnh đạo đội quân có số lượng nhiều gấp đôi so với lực lượng của binh sĩ Mỹ. Mặc dù lực lượng Mexico có vị trí phòng thủ vững chắc nhưng tướng Santa Anna lại không thể bảo vệ đất nước khỏi mũi tấn công xâm lược của đối phương. Ông đã đánh giá quá thấp vị trí của ngọn đồi gồ ghề xung quanh Pedregal khi cho rằng, đó là nơi nhỏ hẹp tới nỗi đàn dê không thể vượt qua, huống chi là con người. Tuy nhiên, Mỹ đã tìm được một con đường khác đi qua địa hình hiểm trở đó và tiến tới thị trấn Contreras. Chính vì chủ quan, Santa Anna chỉ gửi 5.000 quân đến đó để bảo vệ lãnh thổ. Với lực lượng mỏng, quân của ông nhanh chóng bị quân Mỹ đánh bại. Thừa thắng xông lên, quân Mỹ tiến vào Mexico City và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
5. Antonia Lopez De Santa Anna: Trong trận chiến Contreras, vị tướng nổi tiếng người Mexico Antonia Lopez De Santa Anna đã lãnh đạo đội quân có số lượng nhiều gấp đôi so với lực lượng của binh sĩ Mỹ. Mặc dù lực lượng Mexico có vị trí phòng thủ vững chắc nhưng tướng Santa Anna lại không thể bảo vệ đất nước khỏi mũi tấn công xâm lược của đối phương. Ông đã đánh giá quá thấp vị trí của ngọn đồi gồ ghề xung quanh Pedregal khi cho rằng, đó là nơi nhỏ hẹp tới nỗi đàn dê không thể vượt qua, huống chi là con người. Tuy nhiên, Mỹ đã tìm được một con đường khác đi qua địa hình hiểm trở đó và tiến tới thị trấn Contreras. Chính vì chủ quan, Santa Anna chỉ gửi 5.000 quân đến đó để bảo vệ lãnh thổ. Với lực lượng mỏng, quân của ông nhanh chóng bị quân Mỹ đánh bại. Thừa thắng xông lên, quân Mỹ tiến vào Mexico City và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
6. Ambrose Burnside: Ambrose Everett Burnside là một vị tướng thuộc lực lượng Liên minh trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ. Ông đã dẫn dắt quân đội thực hiện những chiến dịch thành công ở miền Đông Tennessee và North Carolina nhưng sau đó liên tiếp gặp thất bại nặng nề. Cụ thể, trong trận Fredericksburg, ông đã phát động một cuộc tấn công không thành công và gây ra cái chết của gần 1.300 binh sĩ thuộc lực lượng Liên minh. Trong trận Crater, tướng Burnside ra lệnh cho các kỹ sư đào một đường hầm trong lòng đất tới vị trí của quân địch. Tuy nhiên, sau khi ông ra lệnh cho quân đội tấn công thì gây ra một vụ nổ lớn khiến một núi lửa lộ thiên. Quân đội của ông đã bị mắc kẹt tại nơi này và bị quân sĩ miền Nam tàn sát thê thảm.
 6. Ambrose Burnside: Ambrose Everett Burnside là một vị tướng thuộc lực lượng Liên minh trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ. Ông đã dẫn dắt quân đội thực hiện những chiến dịch thành công ở miền Đông Tennessee và North Carolina nhưng sau đó liên tiếp gặp thất bại nặng nề. Cụ thể, trong trận Fredericksburg, ông đã phát động một cuộc tấn công không thành công và gây ra cái chết của gần 1.300 binh sĩ thuộc lực lượng Liên minh. Trong trận Crater, tướng Burnside ra lệnh cho các kỹ sư đào một đường hầm trong lòng đất tới vị trí của quân địch. Tuy nhiên, sau khi ông ra lệnh cho quân đội tấn công thì gây ra một vụ nổ lớn khiến một núi lửa lộ thiên. Quân đội của ông đã bị mắc kẹt tại nơi này và bị quân sĩ miền Nam tàn sát thê thảm.
7. Sir Ian Hamilton: Sir Ian Standish Monteith Hamilton là một vị tướng nổi tiếng của Anh trong Chiến tranh thế giới I. Ông đã dẫn dắt lực lượng quân Đồng minh trong chiến dịch Gallipoli. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, ông đã gặp thất bại trong việc đẩy mạnh các cuộc tấn công trước khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một tuyến phòng thủ hùng mạnh. Một trong những lần thất bại thảm hại nhất của vị tướng này là ở mặt trận phía Tây khi lực lượng quân Đồng Minh phải ngừng tấn công và rơi vào thế bế tắc. 9 tháng sau đó, Hamilton tổ chức cuộc tháo chạy thành công khỏi bán đảo và kết thúc một chiến dịch thất bại với hơn 250.000 binh sĩ thiệt mạng.
7. Sir Ian Hamilton: Sir Ian Standish Monteith Hamilton là một vị tướng nổi tiếng của Anh trong Chiến tranh thế giới I. Ông đã dẫn dắt lực lượng quân Đồng minh trong chiến dịch Gallipoli. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, ông đã gặp thất bại trong việc đẩy mạnh các cuộc tấn công trước khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một tuyến phòng thủ hùng mạnh. Một trong những lần thất bại thảm hại nhất của vị tướng này là ở mặt trận phía Tây khi lực lượng quân Đồng Minh phải ngừng tấn công và rơi vào thế bế tắc. 9 tháng sau đó, Hamilton tổ chức cuộc tháo chạy thành công khỏi bán đảo và kết thúc một chiến dịch thất bại với hơn 250.000 binh sĩ thiệt mạng. 
8. Robert Nivelle: Robert Georges Nivelle là một vị tướng chỉ huy quan trọng của quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới I. Ông là người lập kế hoạch thực hiện chiến dịch Nivelle và huy động một số lượng lớn binh sĩ Pháp tham gia trận chiến. Kế hoạch của ông ngay lập tức gặp phải một số tổn thất nặng về nguồn nhân lực và vật chất trong chiến dịch Verdun. Chiến dịch này đã không thành công và hơn 100.000 binh sĩ Pháp thương vong. Kèm theo đó là quân đội nước này rơi vào tình trạng thiếu đạn pháo và gặp các sự cố trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Sau khi một số lượng lớn quân đội Pháp phản đối chiến dịch, tư lệnh Nivelle đã bị giáng chức.
8. Robert Nivelle: Robert Georges Nivelle là một vị tướng chỉ huy quan trọng của quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới I. Ông là người lập kế hoạch thực hiện chiến dịch Nivelle và huy động một số lượng lớn binh sĩ Pháp tham gia trận chiến. Kế hoạch của ông ngay lập tức gặp phải một số tổn thất nặng về nguồn nhân lực và vật chất trong chiến dịch Verdun. Chiến dịch này đã không thành công và hơn 100.000 binh sĩ Pháp thương vong. Kèm theo đó là quân đội nước này rơi vào tình trạng thiếu đạn pháo và gặp các sự cố trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Sau khi một số lượng lớn quân đội Pháp phản đối chiến dịch, tư lệnh Nivelle đã bị giáng chức. 
9. Alexander Samsonov: Alexander Samsonov là một vị tướng của Nga trong Chiến tranh thế giới I và là người lãnh đạo lực lượng quân sự thứ hai trong cuộc xâm lược của Đông Phổ. Tướng Samsonov đã gặp thất bại trong việc thiết lập mạng lưới kết nối, hỗ trợ với lực lượng quân sự thứ nhất do tướng Rennenkampf lãnh đạo. Quân của Samsonov đã chiến đấu với lực lượng Đức do tướng Erich Ludendorff và Paul von Hindenburg chỉ huy mà không nhận được sự hỗ trợ như dự kiến. Do đó, lực lượng của Samsonov bị bao vây trong trận chiến Tannenberg và chỉ có 10.000 quân trong tổng số 200.000 binh sĩ của ông may mắn thoát khỏi vòng vây của kẻ địch. Vì không chịu được cảm giác ê chề khi thất bại, tướng Samsonov đã tự sát trong đại bản doanh.
9. Alexander Samsonov: Alexander Samsonov là một vị tướng của Nga trong Chiến tranh thế giới I và là người lãnh đạo lực lượng quân sự thứ hai trong cuộc xâm lược của Đông Phổ. Tướng Samsonov đã gặp thất bại trong việc thiết lập mạng lưới kết nối, hỗ trợ với lực lượng quân sự thứ nhất do tướng Rennenkampf lãnh đạo. Quân của Samsonov đã chiến đấu với lực lượng Đức do tướng Erich Ludendorff và Paul von Hindenburg chỉ huy mà không nhận được sự hỗ trợ như dự kiến. Do đó, lực lượng của Samsonov bị bao vây trong trận chiến Tannenberg và chỉ có 10.000 quân trong tổng số 200.000 binh sĩ của ông may mắn thoát khỏi vòng vây của kẻ địch. Vì không chịu được cảm giác ê chề khi thất bại, tướng Samsonov đã tự sát trong đại bản doanh. 
10. Maurice Gamelin: Maurice Gamelin là vị tướng có tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới II. Ông là một trong những người thành lập tuyến phòng thủ Maginot - một pháo đài lớn và kiên cố được thiết kế nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai từ phía Đông, đặc biệt là từ nước Đức. Nhờ sử dụng chiến thuật Blitzkrieg - chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, quân đội Đức đã chiếm được thủ đô Paris chỉ trong vài tháng.
10. Maurice Gamelin: Maurice Gamelin là vị tướng có tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới II.  Ông là một trong những người thành lập tuyến phòng thủ Maginot - một pháo đài lớn và kiên cố được thiết kế nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai từ phía Đông, đặc biệt là từ nước Đức. Nhờ sử dụng chiến thuật Blitzkrieg - chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, quân đội Đức đã chiếm được thủ đô Paris chỉ trong vài tháng. 

Tin mới