Tướng lĩnh Không quân Ấn Độ vẫn tin tưởng Su-30MKI

(Kiến Thức) - Tướng lĩnh Không quân Ấn Độ vẫn tin tưởng vào độ an toàn của những chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ RIA Novosti – cựu tư lệnh Không quân Ấn Độ Shashindra Pal Tyagi cho biết, mặc dù tất cả phi đội Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đều tạm ngừng hoạt động để tiến hành kiểm tra kỹ thuật, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng tới việc Ấn Độ đặt mua thêm những chiếc Su-30MKI từ Nga.
Tyagi còn cho rằng, lý do trên sẽ không làm ảnh hưởng đến niềm tin vào Su-30MKI của Không quân Ấn Độ và cũng như không tác động đến việc trang bị thêm loại máy bay chiến đấu đa năng này.
Ông này còn cho biết, việc tạm ngưng hoạt động toàn bộ các phi đội Su-30MKI chỉ để đảm bảo tất các máy bay đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn và tránh xảy ra thêm các trường hợp đáng tiếc như vụ tai nạn vào hôm 14/10.
Các cựu tướng lĩnh của Không quân Ấn Độ cho rằng Su-30MKI vẫn đáng tin tưởng hơn nhiều loại máy bay chiến đấu khác.
 Các cựu tướng lĩnh của Không quân Ấn Độ cho rằng Su-30MKI vẫn đáng tin tưởng hơn nhiều loại máy bay chiến đấu khác.
Trước đó vào ngày 22/10, Không quân Ấn Độ (IAF) đã quyết định đưa toàn bộ 200 chiếc Su-30MKI của nước này về căn cứ hậu cần để kiểm tra kỹ thuật và số máy bay trên chỉ được phép hoạt động trở lại chỉ sau khi đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Được biết hiện tại Su-30MKI là loại máy bay chiến đấu chủ lực IAF và nó chiếm hơn 1/3 số máy bay chiến đấu mà Ấn Độ đang sở hữu.
Chiếc Su-30MKI của IAF gặp nạn vào hôm 14/10 tại quận Pune thuộc bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ. Tuy chiếc máy bay bị hư hỏng hoàn toàn nhưng hai viên phi công của nó đã kịp thời nhảy dù ra bên ngoài trước khi máy bay rơi xuống đất.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin từ ủy ban điều tra tai nạn thì, 2 viên phi công lái máy bay đã bị đẩy ra ngoài do ghế phóng khẩn cấp tự kích hoạt. Nghĩa là ghế phóng khẩn cấp mất kiểm soát, tự phóng phi công ra khỏi máy bay trong khi chiếc Su-30MKI không gặp bất kỳ lỗi kĩ thuật nào. Nếu điều này là sự thật thì đây thực sự là sự cố đặc biệt nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu do Nga sản xuất.
Sự cố của Su-30MKI hôm 14/10, càng làm củng cố thêm cho hợp đồng Rafale mà Pháp đang xúc tiến ở Ấn Độ.
 Sự cố của Su-30MKI hôm 14/10, càng làm củng cố thêm cho hợp đồng Rafale mà Pháp đang xúc tiến ở Ấn Độ.
Một số nguồn tin lại cho rằng, vụ tai nạn trên của Su-30MKI sẽ là động thái có lợi cho thương vụ Rafale của Pháp đang theo đuổi tại Ấn Độ, khi IAF vẫn đang còn lưỡng lự trong việc chi hàng tỷ USD cho việc mua sắm hàng trăm chiếc tiêm kích thế hệ mới nhằm thay thế những mẫu chiếc tiêm kích đã lỗi thời có trong trang bị.
Vụ việc trên sẽ càng gây áp lực cho chính phủ Ấn Độ tiến tới hợp đồng mua mới hàng trăm chiếc tiêm kích Rafale, mặc dù số máy bay trên thật sự không cần thiết và kéo theo đó là khoảng chi phí khổng lồ để có thể duy trì chúng.

Ấn Độ ngừng hoạt động toàn bộ máy bay Su-30MKI

(Kiến Thức) - Ấn Độ quyết định tạm ngưng hoạt động những chiếc Su-30MKI sau vụ tai nạn hôm 14/10 để kiểm tra kỹ thuật.

Tạp chí Airrecognition đưa tin hôm 22/10 cho hay, Không quân Ấn Độ (IAF) đã quyết định tạm ngừng hoạt động toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI để tiến hành kiểm tra, sau khi một chiếc Su-30MKI của IAF gặp tại nạn vào hôm 14/10.
Thông tin trên được phát ngôn viên của Không quân Ấn Độ cho biết trong một cuộc họp báo vào hôm 22/10.

Tính năng chưa biết của pháo phòng không ZSU-23-4 Việt Nam

(Kiến Thức) - ZSU-23-4 ngoài khả năng phòng không còn có thể tấn công bộ binh địch, điều này đã được chứng minh trong nhiều cuộc xung đột.

Những người lính trong Quân đội Liên Xô thường nói đùa rằng "lính phòng không thường là những phi công không đạt chuẩn, cho nên họ không thích những kẻ khác bay trên bầu trời của mình". Điều này có vẻ đúng trong mọi thời điểm ngay cả trong thời bình, khi lực lượng phòng không luôn là lực lượng quan trọng trong Quân đội Liên Xô hay Nga và khắp các quốc gia trên thế giới (gồm cả Việt Nam).
Các loại vũ khí phòng không của những năm 1950 hầu như không thể bắn trúng những mục tiêu có tốc độ bay lớn và chúng chỉ thường được sử dụng để tạo ra các lưới lửa trên bầu trời nhằm đẩy lùi các máy bay của đối phương tránh xa các mục tiêu dưới mặt đất.

Tin mới