Tường tận chiến thuật tàu ngầm đáng sợ của phát xít Đức

Tường tận chiến thuật tàu ngầm đáng sợ của phát xít Đức

(Kiến Thức) - "Bầy sói" được coi là chiến thuật tàu ngầm nguy hiểm nhất chiến tranh thế giới thứ ha, được sáng tạo bởi đô đốc tàu ngầm Karl Donitz.

Xem toàn bộ ảnh
Karl Donitz là tổng chỉ huy lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông đã từng phục vụ trên tàu ngầm UB-68 của Hải quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất và sau đó bị Anh bắt làm tù binh cho tới tận năm 1920 mới được thả ra. Thời gian ngồi trong tù ở Anh, Donitz đã nghĩ ra  chiến thuật tàu ngầm hiệu quả nhất trong lịch sử Hải quân thế giới. Nguồn ảnh: WWII.
Karl Donitz là tổng chỉ huy lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông đã từng phục vụ trên tàu ngầm UB-68 của Hải quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất và sau đó bị Anh bắt làm tù binh cho tới tận năm 1920 mới được thả ra. Thời gian ngồi trong tù ở Anh, Donitz đã nghĩ ra chiến thuật tàu ngầm hiệu quả nhất trong lịch sử Hải quân thế giới. Nguồn ảnh: WWII.
Chiến thuật được gọi đơn giản là "chiến thuật Bầy Sói", sử dụng một tốp tàu ngầm từ ba chiếc trở lên trong đó một chiếc sẽ làm nhiệm vụ mồi nhử, những chiếc còn lại sẽ phục kích để tiêu diệt mục tiêu sau khi đối phương "dính mồi". Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến thuật được gọi đơn giản là "chiến thuật Bầy Sói", sử dụng một tốp tàu ngầm từ ba chiếc trở lên trong đó một chiếc sẽ làm nhiệm vụ mồi nhử, những chiếc còn lại sẽ phục kích để tiêu diệt mục tiêu sau khi đối phương "dính mồi". Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến thuật này tỏ ra cực kỳ hữu hiệu trong thời gian đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, mang lại cho lực lượng Đồng Minh nhiều cơn ác mộng trên biển và mãi tới khi Mỹ phát minh ra radar thì chiến thuật này của Karl Donitz mới bị hóa giải. Nguồn ảnh: Greatness.
Chiến thuật này tỏ ra cực kỳ hữu hiệu trong thời gian đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, mang lại cho lực lượng Đồng Minh nhiều cơn ác mộng trên biển và mãi tới khi Mỹ phát minh ra radar thì chiến thuật này của Karl Donitz mới bị hóa giải. Nguồn ảnh: Greatness.
Chiến thuật khá đơn giản, một tàu ngầm đóng nhiệm vụ mồi nhử sẽ tiêu diệt chiếc đi đầu hoặc giữa đoàn vận tải, ngay khi tàu bị dính ngư lôi, các tàu khác lân cận sẽ giảm tốc độ, thu hẹp khoảng cách và bu vào chiếc tàu bị đánh dính đạn nhằm cứu vớt những người trên tàu. Ảnh: Đội hình di chuyển của một đoàn vận tải không có hộ tống trên biển trong CTTG 2. Nguồn ảnh: WWII.
Chiến thuật khá đơn giản, một tàu ngầm đóng nhiệm vụ mồi nhử sẽ tiêu diệt chiếc đi đầu hoặc giữa đoàn vận tải, ngay khi tàu bị dính ngư lôi, các tàu khác lân cận sẽ giảm tốc độ, thu hẹp khoảng cách và bu vào chiếc tàu bị đánh dính đạn nhằm cứu vớt những người trên tàu. Ảnh: Đội hình di chuyển của một đoàn vận tải không có hộ tống trên biển trong CTTG 2. Nguồn ảnh: WWII.
Việc đánh vào đầu hoặc vào giữa đoàn vận tải sẽ khiến cho cả đoàn phải di chuyển chậm lại và các tàu ở phía sau khi cố vượt qua con tàu bị đánh chìm sẽ khiến toàn bộ độ hình đoàn tàu vận tải bị ứ đọng lại ở đây, khi đó các tàu ngầm tấn công thực sự mới khai hỏa, phóng hàng loạt ngư lôi nhắm vào khu vực đội hình tàu vận tải đang "túm năm tụm ba" quanh chiếc tàu vừa bị đánh chìm đầu tiên. Nguồn ảnh: Keyword.
Việc đánh vào đầu hoặc vào giữa đoàn vận tải sẽ khiến cho cả đoàn phải di chuyển chậm lại và các tàu ở phía sau khi cố vượt qua con tàu bị đánh chìm sẽ khiến toàn bộ độ hình đoàn tàu vận tải bị ứ đọng lại ở đây, khi đó các tàu ngầm tấn công thực sự mới khai hỏa, phóng hàng loạt ngư lôi nhắm vào khu vực đội hình tàu vận tải đang "túm năm tụm ba" quanh chiếc tàu vừa bị đánh chìm đầu tiên. Nguồn ảnh: Keyword.
Chiến thuật này của Karl Donitz đã trở thành nỗi ác mộng của phe Đồng Minh và đến giai đoạn giữa chiến tranh, nhiều trường hợp tàu vận tải bị dính ngư lôi đã không được ứng cứu do đồng đội của họ trên những tàu khác lo sợ rơi vào bẫy chiến thuật của tàu ngầm Đức mà đã "tăng hết ga hết số" chạy thoát thân bỏ rơi nhiều thủy thủ xấu số trên con tàu đang bị đánh đắm. Nguồn ảnh: Hunting.
Chiến thuật này của Karl Donitz đã trở thành nỗi ác mộng của phe Đồng Minh và đến giai đoạn giữa chiến tranh, nhiều trường hợp tàu vận tải bị dính ngư lôi đã không được ứng cứu do đồng đội của họ trên những tàu khác lo sợ rơi vào bẫy chiến thuật của tàu ngầm Đức mà đã "tăng hết ga hết số" chạy thoát thân bỏ rơi nhiều thủy thủ xấu số trên con tàu đang bị đánh đắm. Nguồn ảnh: Hunting.
Nhiều chỉ huy tàu vận tải và thủy thủ trên tàu đã mắc phải các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khi chứng kiến đồng đội của mình kêu cứu giữa đại dương mà... không dám cứu, chính đòn tâm lý này đã khiến các thủy thủ viễn dương của Hải quân Anh phải đứng ngồi không yên trong suốt thời gian đầu và giữa của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Tolyamy.
Nhiều chỉ huy tàu vận tải và thủy thủ trên tàu đã mắc phải các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khi chứng kiến đồng đội của mình kêu cứu giữa đại dương mà... không dám cứu, chính đòn tâm lý này đã khiến các thủy thủ viễn dương của Hải quân Anh phải đứng ngồi không yên trong suốt thời gian đầu và giữa của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Tolyamy.
Mãi tới khi Mỹ phát minh ra radar, sonar và trang bị cho các tàu chiến cũng như tàu hàng thì chiến thuật này của Karl Donitz mới bị hóa giải. Theo đó, các tàu được trang bị sonar sẽ xác định xem trong khu vực xung quanh có một hay nhiều tàu ngầm đối phương, nếu xác định được nhiều tàu ngầm U thì đích thị họ đang dính chiến thuật Bầy Sói, nếu ngược lại nghĩa là đối phương chỉ đơn độc một mình và khi đó có thể thoải mái cứu vớt người bị nạn trên con tàu đang chìm. Nguồn ảnh: Dailymail.
Mãi tới khi Mỹ phát minh ra radar, sonar và trang bị cho các tàu chiến cũng như tàu hàng thì chiến thuật này của Karl Donitz mới bị hóa giải. Theo đó, các tàu được trang bị sonar sẽ xác định xem trong khu vực xung quanh có một hay nhiều tàu ngầm đối phương, nếu xác định được nhiều tàu ngầm U thì đích thị họ đang dính chiến thuật Bầy Sói, nếu ngược lại nghĩa là đối phương chỉ đơn độc một mình và khi đó có thể thoải mái cứu vớt người bị nạn trên con tàu đang chìm. Nguồn ảnh: Dailymail.
Ngoài việc là một chỉ huy tài tình trong lực lượng tàu ngầm Đức, Karl Donitz còn được chọn làm người kế vị Hitler và trở thành Lãnh đạo cuối cùng của nước Đức Phát Xít trước khi đất nước này thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, ông bị cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh do ra lệnh các tàu ngầm Đức không được cứu vớt người bị nạn. Ông mất năm 1980 ở tuổi 89. Khác với những chỉ huy khác bị cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh, Karl Donitz vẫn được nhận đầy đủ tiền trợ cấp từ khi chiến tranh kết thúc cho tới lúc cuối đời. Nguồn ảnh: Historyonline.
Ngoài việc là một chỉ huy tài tình trong lực lượng tàu ngầm Đức, Karl Donitz còn được chọn làm người kế vị Hitler và trở thành Lãnh đạo cuối cùng của nước Đức Phát Xít trước khi đất nước này thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, ông bị cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh do ra lệnh các tàu ngầm Đức không được cứu vớt người bị nạn. Ông mất năm 1980 ở tuổi 89. Khác với những chỉ huy khác bị cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh, Karl Donitz vẫn được nhận đầy đủ tiền trợ cấp từ khi chiến tranh kết thúc cho tới lúc cuối đời. Nguồn ảnh: Historyonline.

GALLERY MỚI NHẤT