Tường tận tàu hộ vệ Brunei “nhỏ nhưng có võ” đang thăm Việt Nam

Tường tận tàu hộ vệ Brunei “nhỏ nhưng có võ” đang thăm Việt Nam

(Kiến Thức) - Có lượng giãn nước chỉ hơn 1.600 tấn, tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa của Hải quân Hoàng gia Brunei đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam lại có sức mạnh khiến nhiều người khá bất ngờ.

Xem toàn bộ ảnh
Sáng ngày 2/10, tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa của Hải quân Hoàng gia Brunei đã cập cảng Tiên Sa – Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày tại Việt Nam.  Tàu hộ vệ Brunei đến thăm Việt Nam lần này gồm 76 sỹ quan và thủy thủ trên tàu KDB Daruttaqwa do Trung tá Mohammad Azrin bin Haji Mahmud, Chỉ huy Tàu làm Trưởng đoàn. Nguồn ảnh: VOV.
Sáng ngày 2/10, tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa của Hải quân Hoàng gia Brunei đã cập cảng Tiên Sa – Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày tại Việt Nam. Tàu hộ vệ Brunei đến thăm Việt Nam lần này gồm 76 sỹ quan và thủy thủ trên tàu KDB Daruttaqwa do Trung tá Mohammad Azrin bin Haji Mahmud, Chỉ huy Tàu làm Trưởng đoàn. Nguồn ảnh: VOV.
Trong 3 ngày thăm thành phố Đà Nẵng, Đoàn sẽ đến chào xã giao Lãnh đạo thành phố, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Dịp này, Đoàn giao lưu, thi đấu bóng chuyền với cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân, tham quan một số danh lam thắng cảnh ở Đà Nẵng. Nguồn ảnh: VOV.
Trong 3 ngày thăm thành phố Đà Nẵng, Đoàn sẽ đến chào xã giao Lãnh đạo thành phố, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Dịp này, Đoàn giao lưu, thi đấu bóng chuyền với cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân, tham quan một số danh lam thắng cảnh ở Đà Nẵng. Nguồn ảnh: VOV.
Tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa là một trong bốn tàu tuần tra ven bờ lớp Darussalam của Hải quân Hoàng gia Brunei, đây cũng là lớp tàu chiến mạnh nhất của Brunei. Các tàu Darussalam được Brunei đưa vào trang bị trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014. Bản thân Brunei không đóng mới lớp Darussalam mà do công ty đóng tàu Lürssen Werft của Đức thực hiện theo đơn đặt hàng của Hải quân Brunei. Nguồn ảnh: Viettimes.
Tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa là một trong bốn tàu tuần tra ven bờ lớp Darussalam của Hải quân Hoàng gia Brunei, đây cũng là lớp tàu chiến mạnh nhất của Brunei. Các tàu Darussalam được Brunei đưa vào trang bị trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014. Bản thân Brunei không đóng mới lớp Darussalam mà do công ty đóng tàu Lürssen Werft của Đức thực hiện theo đơn đặt hàng của Hải quân Brunei. Nguồn ảnh: Viettimes.
Được biết KDB Daruttaqwa cũng là tàu Darussalam cuối cùng được phía Đức chuyển gia cho Brunei vào năm 2014, cấu hình trang bị của KDB Daruttaqwa cũng có một số khác biệt so với những người anh em của nó theo đề suất của Hải quân Brunei. Nguồn ảnh: Viettimes.
Được biết KDB Daruttaqwa cũng là tàu Darussalam cuối cùng được phía Đức chuyển gia cho Brunei vào năm 2014, cấu hình trang bị của KDB Daruttaqwa cũng có một số khác biệt so với những người anh em của nó theo đề suất của Hải quân Brunei. Nguồn ảnh: Viettimes.
Về thiết kế tổng thể các tàu Darussalam có chiều dài 80m, mớn nước 4m, lượng giãn nước 1.625 tấn, được trang sân đỗ trực thăng, xuồng cứu hộ,… Tàu có phần đuôi được thiết kế chuyên biệt để có thể hạ xuồng cao tốc, giúp tăng cường hoạt động ở những vùng biển hẹp và phức tạp. Nguồn ảnh: Viettimes.
Về thiết kế tổng thể các tàu Darussalam có chiều dài 80m, mớn nước 4m, lượng giãn nước 1.625 tấn, được trang sân đỗ trực thăng, xuồng cứu hộ,… Tàu có phần đuôi được thiết kế chuyên biệt để có thể hạ xuồng cao tốc, giúp tăng cường hoạt động ở những vùng biển hẹp và phức tạp. Nguồn ảnh: Viettimes.
Cận cảnh cấu trúc thượng tầng của tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa với cụm radar cảnh giới Terma Scanter 4100, radar điều khiển hỏa lực Thales Sting EO MK2 và radar điều hướng Furuno. Ngoài ra nó còn được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử EDO ITT 3601 và cụm ống phóng mồi bẫy nhiệt chống tên lửa Terma DL-6T. Nguồn ảnh: Viettimes.
Cận cảnh cấu trúc thượng tầng của tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa với cụm radar cảnh giới Terma Scanter 4100, radar điều khiển hỏa lực Thales Sting EO MK2 và radar điều hướng Furuno. Ngoài ra nó còn được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử EDO ITT 3601 và cụm ống phóng mồi bẫy nhiệt chống tên lửa Terma DL-6T. Nguồn ảnh: Viettimes.
Hệ thống vũ khí được trang bị trên lớp Darussalam khá đa dạng, ngoài tàu KDB Daruttaqwa sử dụng pháo phòng không 27mm MLG 27 phía mũi tàu thì các tàu còn lại đều sử dụng hải pháo Bofors 57mm Mk3. Tất cả các tàu đều được trang bị thêm pháo tự động Oerlikon 20mm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Hệ thống vũ khí được trang bị trên lớp Darussalam khá đa dạng, ngoài tàu KDB Daruttaqwa sử dụng pháo phòng không 27mm MLG 27 phía mũi tàu thì các tàu còn lại đều sử dụng hải pháo Bofors 57mm Mk3. Tất cả các tàu đều được trang bị thêm pháo tự động Oerlikon 20mm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dù có lượng giãn nước 1.625 tấn, tàu Darussalam cũng được phía Đức tích hợp tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 với cụm phóng mang theo 4 tên lửa. Các tên lửa này có tầm bắn lên đến 180km và được trang bị đầu đạn nổ cực mạnh nặng 165kg. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dù có lượng giãn nước 1.625 tấn, tàu Darussalam cũng được phía Đức tích hợp tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 với cụm phóng mang theo 4 tên lửa. Các tên lửa này có tầm bắn lên đến 180km và được trang bị đầu đạn nổ cực mạnh nặng 165kg. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong ảnh là tàu KDB Darulaman mang số hiệu “08” anh em của tàu KDB Daruttaqwa, ta có thể thấy rõ hải pháo Bofors 57mm Mk3 trước mũi tàu KDB Darulaman. Trong khi đó các thiết kế khác trên tàu đều tương đồng với KDB Daruttaqwa. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong ảnh là tàu KDB Darulaman mang số hiệu “08” anh em của tàu KDB Daruttaqwa, ta có thể thấy rõ hải pháo Bofors 57mm Mk3 trước mũi tàu KDB Darulaman. Trong khi đó các thiết kế khác trên tàu đều tương đồng với KDB Daruttaqwa. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo thiết kế, các tàu Darussalam được trang bị hai động cơ diesel có công suất 1400 mã lực cho phép tàu di chuyển với vận tốc tối đa lên đến 22 hải lý trên giờ, với tầm hoạt động hiệu quả vào khoảng 13.000km cùng hải trình 21 ngày. Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn trên tàu gồm 55 người. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo thiết kế, các tàu Darussalam được trang bị hai động cơ diesel có công suất 1400 mã lực cho phép tàu di chuyển với vận tốc tối đa lên đến 22 hải lý trên giờ, với tầm hoạt động hiệu quả vào khoảng 13.000km cùng hải trình 21 ngày. Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn trên tàu gồm 55 người. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nếu so sanh với các tàu hộ vệ khác trong khu vực Đông Nam Á, lớp Darussalam không phải là mẫu tàu chiến mạnh khi năng lực tác chiến của nó còn nhiều điểm hạn chế, tuy nhiên với quy mô của Hải quân Brunei thì Darussalam vẫn được xem là lớp tàu chiến phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu về tuần tra và bảo vệ chủ quyền trên biển của Brunei. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nếu so sanh với các tàu hộ vệ khác trong khu vực Đông Nam Á, lớp Darussalam không phải là mẫu tàu chiến mạnh khi năng lực tác chiến của nó còn nhiều điểm hạn chế, tuy nhiên với quy mô của Hải quân Brunei thì Darussalam vẫn được xem là lớp tàu chiến phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu về tuần tra và bảo vệ chủ quyền trên biển của Brunei. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Cận cảnh phần đuôi tàu có thiết kế đặc biệt của lớp Darussalam có thể hạ xuồng cao tốc, giúp tăng cường hoạt động ở những vùng biển hẹp và phức tạp. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Cận cảnh phần đuôi tàu có thiết kế đặc biệt của lớp Darussalam có thể hạ xuồng cao tốc, giúp tăng cường hoạt động ở những vùng biển hẹp và phức tạp. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ KDB Daruttaqwa của Brunei tung hoành trên biển. (nguồn Pecinta Militer)

GALLERY MỚI NHẤT