Xem toàn bộ ảnh
Cho tới nay không có tư liệu về năm sinh của tướng Trương Hán Siêu, chỉ biết rằng quê ông là làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình). |
Lịch sử đánh giá tướng Trương Hán Siêu là một người tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, văn võ toàn toàn, tài văn chương và chính sự đều giỏi. |
Lúc còn trẻ, ông đã vào học trong trường do Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc (con vua Trần Thái Tông) mở và mau chóng nổi lên như một trong những người xuất sắc nhất, thậm chí còn được chính Trần Ích Tắc giao cho việc đi dạy dỗ những học trò khác. |
Tuy nhiên, chính tài năng vượt bậc này khiến Trương Hán Siêu bị bạn đồng môn đố kỵ vu oan cho tội mưu sát Trần Ích Tắc, nên phải rời trường học. |
Sau này, bằng tài năng thiên bẩm và vượt trội Trương Hán Siêu trở thành môn khách của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, được chọn làm một trong những nhân vật thân tín tham dự bàn bạc việc quân, có nhiều ý kiến được minh chủ lắng nghe và áp dụng… |
Đặc biệt, là một người có học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc cả đạo Phật và đạo Nho, nên ông được các vua Trần trân trọng. Nhà vua sinh thời luôn luôn gọi ông bằng thầy chứ không bằng tên… |
Ông làm quan trải bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông), từng giữ các chức Hàn lâm học sĩ, Hành khiển… |
Năm 1353, Trương Hán Siêu được cử đi đánh giặc và trấn thủ châu Hóa, tức vùng Huế ngày nay. Năm 1354, dưới thời vua Trần Dụ Tông, Trương Hán Siêu trên đường từ Hóa Châu trở về kinh sư thì mất. Vua truy tặng ông là Thái Bảo - thầy dạy vua lúc còn nhỏ. |
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1372, tức 18 năm sau khi Trương Hán Siêu chết, ông được vua Trần Nghệ Tông ban tặng chức thiếu Phó, và được đưa vào thờ tại Văn Miếu, ngang với các bậc hiền triết xưa. |
Đương thời, Trương Hán Siêu nổi tiếng nhưng cũng bị điều tiếng là cao ngạo. Ông không giao du với người cùng hàng. Việc Trương Hán Siêu gả con gái cho tù trưởng ở các vùng ông đến trông coi, cũng bị nhiều người chê là "mộ sự giàu có". |
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sau này cho rằng việc Trương Hán Siêu ít giao du với đồng môn cũ vì mối bực thủa xưa vu oan ông hãm hại Trần Ích Tắc. Chuyện này ông tha thứ không kể tội họ, nhưng không kết tình thân. |
Việc Trương Hán Siêu gả con cho các tù trưởng không phải vì ham giàu, mà là vì muốn liên kết với bộ tộc giữ biên cương theo chính sách của nhà Trần thời bấy giờ gả con cho tù trưởng để làm phên giậu bảo vệ biên cương. |
Trải qua năm tháng, cho đến nay, Trương Hán Siêu được tôn vinh là một trí thức nho sĩ chân chính, tiêu biểu của giai đoạn thịnh trị của nhà Trần. Có thể nói, con đường dẫn đến địa vị độc tôn của Nho học vào thế kỷ XV đã được khởi đầu bởi những trí giả lớn như Trương Hán Siêu, Lê Quát... (Ảnh: Đền thờ Trương Hán Siêu). |
Đặc biệt, ông được đánh giá là một nhà văn hóa lớn. Ông đã sáng tác những tác phẩm văn học có giá trị lớn: Bài ký ở Tháp Linh tế trên núi Dục Thúy, Bài ký khắc trên bia chùa Khai Nghiêm, đặc biệt là Bạch Đằng Giang phú - Bài phú Bạch Đằng Giang. (Ảnh:Đền thờ Trương Hán Siêu). |
Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Đây là áng văn chương tràn đầy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa những triết lý lịch sử sâu sắc. (Ảnh: Đền thờ Trương Hán Siêu). |
Ngoài ra, dưới triều Trần Dụ Tông, vào năm 1341, ông cùng Nguyễn Trung Ngạn soạn hai bộ sách lớn là Hình luật thư (pháp luật) và Hoàng triều đại điển (điển lễ). Hai bộ sách này là cơ sở pháp chế và lý luận cho công việc trị nước thời bấy giờ. (Ảnh: Đền thờ Trương Hán Siêu). |
Mời độc giả xem video: Hai thanh niên dùng dao tấn công Công an chốt kiểm dịch. Nguồn: THDT.