Tuyên 74 năm tù cho “Đại án” tham nhũng Vifon

Sáng nay (27/11), Hội đồng xét xử TAND TPHCM đã tuyên án bị cáo án tham nhũng tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).

Các bị cáo tại tòa, bị cáo Bi và Huyền (đứng bìa trái và phải), bị cáo Liên và Hùng (giữa).
Các bị cáo tại tòa, bị cáo Bi và Huyền (đứng bìa trái và phải), bị cáo Liên và Hùng (giữa). 
Lúc 9h45 sáng nay (27/11), Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TPHCM đã đọc bản án khá dài, cho đến 10h tòa tuyên án vụ án hình sự sơ thẩm, tham nhũng, cố ý làm trái tại Cty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).

Khác với những ngày phiên xử diễn ra từ tuần trước đến tuần này, phòng xử vẫn thừa nhiều chỗ ngồi, nhưng vào buổi tuyên án hôm nay (27/11) phòng xử chật kín người tham dự.

Phiên tòa với 5 bị cáo (4 nữ, 1 nam), hầu hết các bị cáo đều ở tuổi cao, già yếu cùng bệnh tật, trong đó tình trạng bị cáo Dương Thị Mẫn bị bệnh tim, liên tục phải có người nhà ngồi gần ôm đỡ, HĐXX đã yêu cầu lực lượng y tế đến phiên tòa để kiểm tra sức khỏe cho bị cáo này ngay khi Chủ tọa phiên tòa vẫn tiếp tục đọc bản án.

10h hôm nay (27/11) Chủ tọa phiên tòa đã tuyên án:

Bị cáo Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Vifon, theo đề nghị của VKSND TPHCM là 9-10 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, 10-11 năm tù về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng cộng hình phạt mà VKSND đề nghị là 19-20 năm tù): Tòa tuyên án 7 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, 15 năm tù về tội “cố ý làm trái”, tổng cộng hình phạt là 22 năm tù giam. Bị cáo Bi phải bồi thường hơn 2,2 tỉ đồng cho Công ty Vifon.

Bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó Tổng giám đốc Vifon, bị VKSND đề nghị 18-20 năm tù về tội “tham ô tài sản”, 10-12 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, tổng cộng mức án là 28-30 năm tù): Tòa tuyên án 25 năm tù về tội “tham ô tài sản” và 15 năm tù tội “lạm dụng tín nhiệm…”, tổng cộng hình phạt là 30 năm tù. Bị cáo Huyền phải trả cho Bộ Công thương số tiền hơn 9,8 tỉ đồng và 1,3 tỉ đồng cho Cty Vifon.

Bị cáo Mẫn do bệnh tật, nên được HĐXX cho ngồi nghe tuyên án. Ảnh: Phùng Bắc.
 Bị cáo Mẫn do bệnh tật, nên được HĐXX cho ngồi nghe tuyên án. Ảnh: Phùng Bắc.
3 bị cáo cùng bị lượng hình về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm:

Bị cáo Đàm Tú Liên (nguyên Kế toán trưởng, bị VKSND đề nghị 6-8 năm tù): Tòa tuyên án 8 năm tù.

Bị cáo Dương Thị Mẫn (nguyên Kế toán thanh toán, bị đề nghị 5-7 năm tù): Tòa tuyên 7 năm tù giam.

Bị cáo Ka Thị Thu Hồng (nguyên Thủ quỹ Vifon, bị đề nghị 5-7 năm tù): Tòa tuyên 7 năm tù giam.

Ngoài ra, Chủ tọa phiên tòa này cũng đề nghị VKSND Tối cao và Cơ quan điều tra xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Văn Bên (nguyên Phó Tổng giám đốc Vifon, người làm đơn tố cáo bị cáo Huyền) vì ông này cũng tham gia ký các phiếu thu, chi khống… gây thiệt hại tiền tỉ cho Nhà nước.

Bắt đầu xét xử “đại án” tham nhũng ở Vifon

(Kiến Thức) - Từ hôm nay (21 – 26/11), TAND TP HCM sẽ đưa vụ án tham nhũng tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) ra xét xử.

Các bị cáo đứng nghe đại diện VKSND TP HCM công bố bản cáo trạng. Ảnh: Người Lao Động.
 Các bị cáo đứng nghe đại diện VKSND TP HCM công bố bản cáo trạng. Ảnh: Người Lao Động.

Cùng với những vụ tham nhũng gây chấn động dư luận khác, vụ việc tham nhũng tại Vifon được cho là một trong số 10 “đại án” được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo xét xử vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014.

Luật sư yêu cầu triệu tập Bộ Tài chính vụ Vifon

Sáng 21/11, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).

Dù xác định các bị cáo gây thất thoát hơn 18,2 tỉ đồng tiền nhà nước và của các cổ đông, nhưng tất cả 5 bị cáo của vụ án đều được tại ngoại. Đặc biệt, ngay trong phần thủ tục, đại diện Bộ Công thương (tòa xác định là nguyên đơn dân sự, bị hại của vụ án) từ chối tư cách là nguyên đơn dân sự và cho rằng “chỉ tham gia với tư cách đơn vị quản lý chuyên ngành để rút kinh nghiệm trong công tác quản lý”. Còn nguyên đơn dân sự thứ 2 là Bộ Tài chính thì vắng mặt ở phiên tòa. Luật sư Phan Trung Hoài, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó tổng giám đốc Vifon) cho rằng việc từ chối và vắng mặt nguyên đơn dân sự như trên ảnh hưởng đến quá trình xét xử.

Do Bộ Công thương từ chối làm nguyên đơn dân sự, luật sư Hoài yêu cầu triệu tập Bộ Tài chính để đơn vị này xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại. “Nếu không có thiệt hại thì không thể quy kết các bị cáo tham ô, cố ý làm trái...”, luật sư Hoài nói.

Tin mới