Tỷ phú Hoàng Kiều sở hữu tài sản “khủng” nào?

(Kiến Thức) - Với giá trị tài sản 2,8 tỷ USD, ông Hoàng Kiều - tỷ phú Mỹ gốc Việt 70 tuổi lọt vào top 1.000 người giàu nhất thế giới.

Tỷ phú Hoàng Kiều sở hữu tài sản “khủng” nào?
Theo thống kê của Forbes, kết thúc tuần giữa của tháng 9, ông Hoàng Kiều trở thành doanh nhân có tài sản tăng nhanh nhất trong danh sách tỷ phú của tạp chí này. Với 2,8 tỷ USD, ông Hoàng Kiều hiện là tỷ phú giàu thứ 633 thế giới.
Tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều.
Tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều.
Tài sản được thống kê của vị tỷ phú Mỹ gốc Việt này chủ yếu đến từ 183,6 triệu cổ phần của ông tại tập đoàn Shanghai RAAS - một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về huyết tương dùng cho ngành y dược đặt trụ sở tại Trung Quốc, tương đương 37% cổ phần của công ty.
So với con số thống kê trước đó của Forbes là 1,6 tỷ USD, gia tài của ông đã có mức tăng đáng kinh ngạc, đưa ông từ vị trí 1.078 lên 633. Đây cũng là lý do Forbes xếp ông ở vị trí cao dù theo thống kê, có tới 24 tỷ phú khác có cùng giá trị tài sản tương tự, xếp vị trí từ 631 đến 652.
Sinh ra tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Hoàng Kiều xuất thân từ một gia đình nho giáo. Ông nội ông vốn là một vị quan triều đình Huế.
Khi lên 5 tuổi, cậu bé Hoàng Kiều được người chú - cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ - đưa vào Sài Gòn nuôi ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi đến Mỹ, Hoàng Kiều xin được việc làm tại Công ty dược phẩm Abbott. 5 năm sau, từ một nhân viên, ông đã lên đến vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương. Trong thời gian này, ông vừa học vừa làm.
Công ty Abbott gửi ông đi học ngành Quản trị ở Đại học Santa Barbara từ năm 1976-1979. Bắt đầu từ năm 1980 đến năm 1994, trong vòng 14 năm ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng.
Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập Công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải. Dưới quyền ông là 1.000 nhân viên, trong đó 80% có bằng đại học, nhiều người có học vị tiến sĩ. Hiện nay, Shanghai RAAS chiếm 50% thị trường Trung Quốc và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ huyết tương tại Trung Quốc, đồng thời có mặt trong top 500 công ty lớn nhất tại quốc gia này.
Đối với thị trường trên thế giới, công ty của RAAS tại Trung Quốc chỉ xuất cảng 20% tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra hằng năm. Trao đổi với Thanh Niên, ông Kiều cho biết 3 sản phẩm chính yếu của tập đoàn này như GammaRAAS, HemoRAAS, AlbuRAAS hiện chiếm lĩnh 100% thị trường ở một số nước Trung Mỹ. Trong thời điểm hiện tại, chỉ có 10 công ty trên thế giới tham gia sản xuất các sản phẩm từ huyết tương với doanh thu mỗi năm 10 tỷ USD. Ông tự hào nói rằng RAAS là 1 trong 2 đại diện của Mỹ trong số 10 công ty này.
Gần đây, tỷ phú Hoàng Kiều còn mới gây dựng thêm công ty sản xuất rượu vang nổi tiếng mang tên Kieu Hoang Winery.
Ông Kiều đứng ở phòng trưng bày rượu vang của công ty.
Ông Kiều đứng ở phòng trưng bày rượu vang của công ty.
Bắt đầu từ năm 2010, ông Kiều mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang rượu vang bởi ông coi nho như là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe. Đến năm 2012, ông tung ra thương hiệu Kieu Hoang Winery, chuyên tập trung sản xuất rượu vang cổ điển theo yêu cầu của khách hàng.
Để mở rộng kinh doanh mặt hàng rượu nho, ông Kiều đã mua lại một khu vườn nho ở thung lũng Napa (California, Mỹ) với giá 12 triệu USD hồi tháng 6 năm nay. Napa là một khu nổi tiếng với nghề trồng nho, làm rượu.
Công ty của ông đã sản xuất khoảng 10.000 thùng rượu và bán sang Trung Quốc và các thị trường khác ở châu Á, với giá tương đương với hơn 50 USD/chai, chưa tính thuế và các khoản phí khác.
Để phát triển kinh doanh, cả hai công ty Kieu Hoang Winery và RAAS của ông Kiều đã hợp tác với KHKMY, một nhà thiết kế thời trang cao cấp để thuê ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Trung Quốc là Lý Băng Băng làm đại diện thương hiệu độc quyền trong nhiều năm cho các sản phẩm sang trọng của họ. Theo thỏa thuận, người đẹp Lý Băng Băng sẽ là đại diện thương hiệu có các sản phẩm của công ty Kieu Hoang Winery và RAAS gồm rượu vang, mỹ phẩm, sản phẩm y tế bổ sung, y phục và phụ kiện.
Tỷ phú Hoàng Kiều (giữa) và ngôi sao điện ảnh Lý Băng Băng (bên trái, cạnh ông Kiều) - đại diện thương hiệu sản phẩm cho công ty ông Kiều.
Tỷ phú Hoàng Kiều (giữa) và ngôi sao điện ảnh Lý Băng Băng (bên trái, cạnh ông Kiều) - đại diện thương hiệu sản phẩm cho công ty ông Kiều.
Tại Việt Nam, công ty RAAS Hoàng Gia đã giúp bán được các loại trái cây khô và tươi của Việt Nam vào các hệ thống Walmart, Carrefour, Metro, Lotus và nhiều chợ lớn tại Trung Quốc. Theo ông, thị trường rộng lớn này rất hấp dẫn và chúng ta cần phải thâm nhập nhằm giúp nông dân trồng trái cây ở Việt Nam có đầu ra ổn định.

Tỷ phú Việt thâu tóm tập đoàn Dell là người thế nào?

Tỷ phú Việt thâu tóm tập đoàn Dell là người thế nào?
Em rể của ca sĩ Cẩm Ly, ông Chính E. Chu chính là một trong hai viên tướng chỉ huy cánh quân của Tập đoàn Blackstone, thực hiện vụ mua lại Dell. Viên tướng còn lại là ông David Johnson, trước là Giám đốc Mua bán và Sáp nhập tại chính tập đoàn máy tính Dell.

Tỷ phú Việt Chính Chu chào bán cổ phần của Hilton

(Kiến Thức) - Tập đoàn Blackstone của tỷ phú gốc Việt Chính Chu lên kế hoạch cho đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của chuỗi khách sạn hạng sang Hilton.

Tỷ phú Việt Chính Chu chào bán cổ phần của Hilton
Tỷ phú gốc Việt Chính Chu và vợ - ca sĩ Hà Phương.
Tỷ phú gốc Việt Chính Chu và vợ - ca sĩ Hà Phương.
Theo tờ New York Times, “kẻ khổng lồ” Hilton Worldwide, chuỗi khách sạn được tập đoàn Blackstone mua lại cách đây 6 năm, đã bắt đầu các bước chuẩn bị cho việc IPO. Tập đoàn này đã chỉ định 4 ngân hàng là Deutsche Bank, Goldman Sachs, Bank of America và Morgan Stanley bảo lãnh cho đợt phát hành cổ phiếu sắp tới của mình. Có thể vụ IPO sẽ diễn ra trong nửa đầu năm tới.

Nhà trăm tuổi lay lắt bám phố cổ Hà Nội

(Kiến Thức) - Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1880, đã tròn 130 năm vẫn lắt lay bám trụ lại với thời gian.

Nhà trăm tuổi lay lắt bám phố cổ Hà Nội
Ngôi nhà số 47 Hàng Bạc là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại. Theo các nhà sử học, ngôi nhà có diện tích 206m2, được xây dựng vào khoảng năm 1883 theo lối kiến trúc truyền thống, là một trong những ngôi nhà cổ cần được bảo tồn ở phố cổ Hà Nội. Hiện tại, căn nhà đã xuống cấp và biến dạng thảm hại, nhất là sau vụ cháy năm 2010 ngôi nhà càng trở nên tan hoang, sập sệ hơn.
Ngôi nhà số 47 Hàng Bạc là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại. Theo các nhà sử học, ngôi nhà có diện tích 206m2, được xây dựng vào khoảng năm 1883 theo lối kiến trúc truyền thống, là một trong những ngôi nhà cổ cần được bảo tồn ở phố cổ Hà Nội. Hiện tại, căn nhà đã xuống cấp và biến dạng thảm hại, nhất là sau vụ cháy năm 2010 ngôi nhà càng trở nên tan hoang, sập sệ hơn.
"Khu vực nguy hiểm, cấm qua lại" là tấm biển cảnh báo của UBND phường Hàng Bạc khi mái ngói trên tầng hai của ngôi nhà đã bị sập cả một khoảng lớn. Phường, quận xuống ghi biên bản, rồi gắn tấm biển đó để cảnh báo nguy hiểm cho người dân. Lối lên gác cũng bị khóa trái lại, không cho ai ở vì mái nhà có thể sập bất kỳ lúc nào.
"Khu vực nguy hiểm, cấm qua lại" là tấm biển cảnh báo của UBND phường Hàng Bạc khi mái ngói trên tầng hai của ngôi nhà đã bị sập cả một khoảng lớn. Phường, quận xuống ghi biên bản, rồi gắn tấm biển đó để cảnh báo nguy hiểm cho người dân. Lối lên gác cũng bị khóa trái lại, không cho ai ở vì mái nhà có thể sập bất kỳ lúc nào.

Tin mới