Tỷ phú Trịnh Văn Quyết nói gì về thông tin Bamboo Airways nợ như “chúa chổm”?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Bamboo Airways vừa lên tiếng phản hồi trước thông tin hãng bay này nợ như “chúa chổm” gây xôn xao dư luận.

Liên quan đến thông tin công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) thuộc Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết nợ như “chúa chổm” khiến các chủ nợ phát "tráp" đòi, ngày 8/5 trên trang Facebook cá nhân, ông Trịnh Văn Quyết đã lên tiếng.
Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết đã phản bác các thông tin cho rằng Bamboo Airways hiện vẫn "chây ì", "Chúa Chổm", "chưa chịu thanh toán" nợ cho Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV).
Liên quan đến thông tin nêu trên, ông Quyết cho biết, đến thời điểm hiện tại, Bamboo Airways đã thanh toán toàn bộ công nợ cho hợp đồng năm 2019
(bao gồm cả các khoản phí thu hộ là phí phục vụ hành khách, soi chiếu an ninh) với ACV.
Đối với các khoản nợ phát sinh trong năm 2020, Bamboo Airways đã đạt được thỏa thuận với ACV, để làm cơ sở cho việc thanh toán công nợ trong giai đoạn đầu năm 2020, bất chấp bối cảnh chung của các hãng hàng không từ đầu năm đến nay vẫn đang rất khó khăn do đại dịch.
Ty phu Trinh Van Quyet noi gi ve thong tin Bamboo Airways no nhu “chua chom”?
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết phản hồi thông tin báo chí nêu Bamboo Airways nợ như "chúa chổm" trên trang Facebook cá nhân. 
Ngoài ra, tỷ phú Trịnh Văn Quyết cũng cho biết thêm, trong báo cáo tài chính quý 1/2020 của ACV, thì khoản phải thu tính đến tháng 3/2020 của ACV đối với Bamboo Airways chính là nhỏ nhất trong top 3 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam. Con số nợ ACV của hai hãng còn lại đều gấp gần 3 lần Bamboo. 
Ty phu Trinh Van Quyet noi gi ve thong tin Bamboo Airways no nhu “chua chom”?-Hinh-2
 Chủ tịch Bamboo Airways ông Trịnh Văn Quyết.
Trước đó, ngày 7/5, một số cơ quan truyền thông phản ánh về việc thời gian qua, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay (VATM), Công ty Cổ phần mặt đất Sài Gòn (SAGS) và Công ty Cổ phần mặt đất Hà Nội (HGS)... gửi nhiều văn bản thúc nợ Bamboo Airways trong tháng 2, tháng 3 và đầu tháng 4.
Các chủ nợ cũng đồng thời gửi báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải về tình hình công nợ năm 2019 và những tháng đầu năm 2020 mà hãng Bamboo Airways chưa chịu thanh toán.
Với ACV, đơn vị này cho biết đã nhiều lần gửi văn bản nhắc số nợ hơn 205 tỷ đồng với Bamboo Airways. Trong đó, nợ quá hạn của Bamboo Airways là hơn 178,7 tỷ đồng; nợ chưa tới hạn trả là 25,7 tỷ đồng; tiền lãi quá hạn theo hợp đồng giữa hai bên là 4,5 tỷ đồng.
Lãnh đạo ACV thông tin với báo chí rằng, trong tổng số nợ quá hạn của Bamboo Airways thì có hơn 107 tỷ đồng phí dịch vụ phục vụ hành khách, soi chiếu an ninh hành khách, hành lý mà Bamboo Airways đã thu hộ ACV; hơn 71 tỷ đồng Bamboo Airways nợ tiền dịch vụ phục vụ mặt đất, phục vụ cảng do ACV trực tiếp cung cấp cho hãng.
Từ tháng 5/2019 đến nay, ACV đã gửi 24 văn bản, nhiều cuộc họp giữa 2 bên yêu cầu Bamboo Airways thanh toán nợ, tiền bảo lãnh theo hợp đồng đã ký.

Bamboo Airways chính thức nhận giấy phép bay

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/11/2018, Bộ Giao thông Vận tải chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Tre Việt - đơn vị sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways, thành viên của Tập đoàn FLC.

Giấy phép này được ban hành sau cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 8/11 về việc cấp phép bay cho Bamboo Airways do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, với sự tham gia ý kiến của các đơn vị liên quan: Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Khoa học và công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và môi trường, Tài chính, Công an, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...

Khám phá máy bay Bamboo Airways ngày đầu cất cánh

(Kiến Thức) - Máy bay Airbus A321neo đầu tiên cập cảng hàng không Nội Bài của Bamboo Airways được đánh giá là máy bay một lối đi tiết kiệm nhiên liệu nhất thế giới. 

Kham pha may bay Bamboo Airways ngay dau cat canh
 Sáng 16/1, hãng hàng không Bamboo Airways đã thực hiện thành công chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP HCM đi Hà Nội.

Tin mới