Tỷ suất sinh lời kém, cổ phiếu Vietcombank và HDBank không còn là 'hàng ngon' trong năm 2020?

(Vietnamdaily) - Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2020 của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị mua cổ phiếu VPB, MBB, BID, TCB và ACB, trong khi đó VCB và HDB chỉ nên là tích lũy.

Trong nhóm 7 ngân hàng được VDSC nêu ra thì chỉ có Vietcombank và HDBank là hai cổ phiếu khuyến nghị tích lũy, trong khi VPBank, MBBank, BIDV, Techcombank và ACB đều được khuyến nghị mua.

Đáng nói, chỉ riêng BIDV là cổ phiếu lọt vào nhóm được ưa thích nhất trong năm 2020 của VDSC cùng với 11 cổ phiếu của các ngành khác nhau.

Theo VDSC, trong nhóm 7 cổ phiếu ngân hàng này, cổ phiếu HDBank và Vietcombank có tỷ suất sinh lời cao nhất thấp nhất với lần lượt là 18,1% và 8,4%.

Trong khi đó, đứng đầu về tỷ suất sinh lời với mức cách biệt chính là cổ phiếu VPBank với 42,5%, tiếp đến là MBBank 26,6%, BIDV và Techcombank cùng ở mức 21%, riêng ACB là 20,1%.

Ty suat sinh loi kem, co phieu Vietcombank va HDBank khong con la 'hang ngon' trong nam 2020?
 

Nhận định về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, VPB), VDSC cho rằng, FE Credit đã phục hồi kể từ đầu năm 2019, do đó mảng tài chính tiêu dùng sẽ đóng góp tương ứng khoảng 59% và 53% vào thu nhập lãi và lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong năm 2020 của nhà băng này.

Thêm vào đó, tăng trưởng phí từ bảo hiểm nhân thọ (nhờ việc liên kết hợp tác bancassurance độc quyền với AIA), phí thanh toán và mở rộng cho vay thẻ tín dụng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng thu nhập dịch vụ của VPBank. Định giá hiện tại của VPBank đang ở mức rất hấp dẫn (PB dự phóng 2020 ở mức 0,9 lần và 2021 ở mức 0,7 lần), mặc dù cổ phiếu không còn room sở hữu nước ngoài.

Ty suat sinh loi kem, co phieu Vietcombank va HDBank khong con la 'hang ngon' trong nam 2020?-Hinh-2
 Biến động cổ phiếu VPB 1 năm qua

Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID), ngân hàng này đã có nhiều tiến triển trong việc tái cấu trúc dù mức tăng trưởng lợi nhuận khá khiêm tốn. Cổ phiếu BID đang được giao dịch ở mức PB dự phóng 2020 là 2,0 lần, cao hơn so với các ngân hàng khác (ngoại trừ VCB).

Tuy nhiên, VDSC dự báo ngân hàng xứng đáng với mức PB này do tiềm năng tăng trưởng được dự báo sẽ tốt hơn đáng kể sau thành công của thương vụ phát hành cho đối tác chiến lược Keb Hana Bank (KHB) và sau khi xử lý hết nợ VAMC.

VDSC dự báo rằng lợi nhuận sau thuế của BIDV sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm ở mức 30% trong giai đoạn 2019-2022 và ROE sẽ tiệm cận mức 18% trong ba năm tới.

Ty suat sinh loi kem, co phieu Vietcombank va HDBank khong con la 'hang ngon' trong nam 2020?-Hinh-3
Biến động cổ phiếu BID trong vòng 1 năm qua

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) tiếp tục vượt trội so với các ngân hàng khác về cả kết quả kinh doanh và diễn biến giá cổ phiếu từ đầu năm đến nay.

Dựa trên lợi thế về chi phí vốn thấp, Vietcombank đã mở rộng NIM thành công bằng cách mở rộng sang các phân khúc có tỷ suất lợi nhuận cao hơn như cho vay bán lẻ và trái phiếu tổ chức tín dụng khác trong khi vẫn duy trì chất lượng tài sản lành mạnh.

Ngoài thu nhập lãi mở rộng tích cực thì phí dịch vụ cũng được dự báo sẽ tăng trưởng đáng kể trong trung hạn nhờ thu nhập bảo hiểm tăng mạnh. VDSC cho rằng các động lực này sẽ giúp Vietcombank duy trì tăng trưởng lợi nhuận kép hàng năm khoảng 20% trong giai đoạn 2020-2022.

Ty suat sinh loi kem, co phieu Vietcombank va HDBank khong con la 'hang ngon' trong nam 2020?-Hinh-4
 Biến động cổ phiếu VCB trong vòng 1 năm qua

VDSC giữ quan điểm tích cực về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với thanh khoản dồi dào và sự tập trung cao độ vào các thế mạnh truyền thống thay vì mở rộng sang các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

Thêm vào đó, tiềm năng mở rộng thu nhập mảng bảo hiểm sẽ được thúc đẩy bởi việc ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm không độc quyền với Manulife và FWD, dựa trên cơ sở khách hàng bán lẻ trung thành của ACB. Đây sẽ là động lực chính thúc đẩy thu nhập lõi trong bối cảnh dự báo sẽ không có nhiều đột biến về thu nhập lãi thuần hay thu nhập khác.

Ngoài ra, chất lượng tài sản hàng đầu và khả năng kiểm soát chi phí tín dụng tốt là những lợi thế quan trọng sẽ giúp ACB duy trì được tăng trưởng lợi nhuận ổn định trong trung hạn.

Ty suat sinh loi kem, co phieu Vietcombank va HDBank khong con la 'hang ngon' trong nam 2020?-Hinh-5
 Biến động cổ phiếu ACB trong vòng 1 năm qua

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank, MBB) đã duy trì được tăng trưởng thu nhập vững chắc nhờ mở rộng cả thu nhập lãi và thu nhập dịch vụ. Mức tăng trưởng cao cho phép ngân hàng xóa nợ xấu sớm và duy trì bảng cân đối kế toán lành mạnh, dù xu hướng hình thành nợ xấu tại ngân hàng đang tăng lên.

Ty suat sinh loi kem, co phieu Vietcombank va HDBank khong con la 'hang ngon' trong nam 2020?-Hinh-6
Biến động cổ phiếu MBB trong vòng 1 năm qua 

VDSC cho rằng Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, TCB) có lợi thế dài hạn nhờ vào chiến lược rõ ràng, tập khách hàng thu nhập cao, quản trị nhân sự tiên tiến và vận hành hiệu quả. Ngân hàng cũng đã thành công trong việc củng cố các lợi thế về chi phí huy động vốn và mở rộng thu nhập dịch vụ từ bảo hiểm và trái phiếu.

Hiện tại, chất lượng tài sản của Techcombank vẫn khá lành mạnh và chi phí dự phòng rủi ro đã giảm đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kép bình quân hàng năm của lợi nhuận ước đạt 17% trong giai đoạn 2019-2022.

Ty suat sinh loi kem, co phieu Vietcombank va HDBank khong con la 'hang ngon' trong nam 2020?-Hinh-7
 Biến động cổ phiếu TCB trong vòng 1 năm qua

Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HDB), thu nhập lãi vẫn sẽ là động lực tăng trưởng chính trong bối cảnh không có nhiều các yếu tố tăng trưởng cho phí dịch vụ và thu nhập khác. Vì thu nhập lãi chiếm hơn 80% thu nhập hoạt động (và vẫn đang có xu hướng tăng) trong khi phí dịch vụ chỉ chiếm khoảng 5%, VDSC tin rằng HDBank sẽ cần xây dựng một cơ cấu thu nhập bền vững hơn.

Mặc dù vậy, HDBank là một trong số ít những ngân hàng đã mở rộng NIM đáng kể trong 9 tháng đầu năm năm 2019 nhờ đẩy mạnh LDR, dịch chuyển sang các phân khúc có biên lãi cao hơn và mảng cho vay tiêu dùng hồi phục.

Ty suat sinh loi kem, co phieu Vietcombank va HDBank khong con la 'hang ngon' trong nam 2020?-Hinh-8
 Biến động cổ phiếu HDB trong vòng 1 năm qua

Cổ phiếu ngân hàng thảm nhất năm 2019 gọi tên SHB

(Vietnamdaily) - Sau hơn 10 năm, SHB hiện chỉ loanh quanh mức 6.000 đồng/cp, lùi xa mốc giá đóng cửa phiên chào sàn đầu tiên là 15.200 đồng/cp. Vì sao có cơ sự này?

Trong số 18 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên HoSE, HNX và giao dịch trên UPCoM thì có 5 cổ phiếu hiện đang giao dịch dưới mệnh giá như SHB, LPB, NVB, KLB và STB cũng trồi sụt quanh mệnh giá tính đến kết phiên ngày 9/12.

SHB là cổ phiếu có giá thấp nhất trong nhóm này. 

VinaCapital đánh giá cao cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ và công nghệ trong năm 2020

VinaCapital đánh giá cao ngành ngân hàng, bán lẻ và công nghệ, trong khi giữ quan điểm trung lập với bất động sản trong năm 2020.

VN-Index có thể tăng 10-15% năm tới

Công ty quản lý quỹ VinaCapital vừa có báo cáo về triển vọng nền kinh tế và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2020 với những tín hiệu tích cực.

Nền kinh tế Việt Nam trải qua năm 2019 với sự tăng trưởng vừa phải (giai đoạn kinh tế không tăng quá nóng để gây lạm phát, cũng không quá nguội để gây suy thoái - được VinaCapital gọi là Goldilocks). Tăng trưởng GDP mạnh mẽ và lạm phát được kiểm soát tốt, nhu cầu tiêu dùng tăng cao và làn sóng dịch chuyển sản xuất giúp nền kinh tế hưởng lợi. Ngoài ra, VinaCapital cho rằng TTCK có khả năng kết thúc năm với chiều hướng tăng điểm.

Quỹ ngoại cho rằng câu chuyện tích cực của Việt Nam sẽ còn tiếp diễn trong năm 2020, dù rằng biến động kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể chắc chắn. VinaCapital tin rằng nền kinh tế và cả TTCK sẽ tiếp tục có vị thế tốt để vượt qua các thách thức trong năm tới.

“GDP Việt Nam khả năng cao tăng trưởng 6,7-6,9% trong năm tới và lạm phát được kiểm soát quanh 3% (dù CPI có thể trên 4% vào đầu năm do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi ASF). Hai động lực chính là lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng hộ gia đình sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế năm tới”, theo báo cáo của VinaCapital.

Nền kinh tế Goldilocks lý tưởng, cùng với bối cảnh toàn cầu thuận lợi cho giá cổ phiếu các thị trường mới nổi và cận biên (F&EM), kết hợp định giá cổ phiếu Việt Nam hợp lý (P/E dự phóng ở mức 14 lần và tăng trưởng EPS 14%) cho thấy khả năng VN-Index có thể tăng 10-15% trong năm tới. Quan điểm của VinaCapital cũng phù hợp với kỳ vọng tăng 10-15% trong năm tới.

VinaCapital danh gia cao co phieu ngan hang, ban le va cong nghe trong nam 2020

VinaCapital nhận định VN-Index có thể tăng 10-15% năm 2020.

Thị trường cận biên và mới nổi đầy hứa hẹn

Triển vọng cho các thị trường chứng khoán cận biên, mới nổi năm 2020 đầy hứa hẹn, được VinaCapital dẫn ra 4 nhân tố tác động chính. Thứ nhất, các ngân hàng trung ương châu Âu và Mỹ bắt đầu sử dụng các gói định lượng (QE) và in tiền, điều này cơ bản giải thích cho sự tăng giá cổ phiếu toàn cầu trong 5-6 năm qua (điển hình là lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ không tăng nhưng S&P500 tăng 50% trong 5-6 năm qua).

Thứ hai là đồng USD sẽ mất giá trong năm tới, đây là một tín hiệu tích cực cho giá cổ phiếu thị trường F&EM.

Tiếp đến, các thị trường F&EM có độ trễ đáng kể so với giá cổ phiếu thị trường phát triển trong vài năm gần đây, đặc biệt là so với thị trường chứng khoán Mỹ.

Cuối cùng, ngân hàng trung ương các thị trường F&EM (bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) có những hành động cùng chiều với Fed và tích cực cắt giảm lãi suất chính sách trong năm 2019.

Các ngành đáng chú ý

VinaCapital đã nhận định VN-Index có thể tăng 10-15% trong năm tới. Tuy nhiên, quỹ tỷ đô cho rằng thị trường còn có thể phản ứng tích cực hơn nữa nếu Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) được cho phép giao dịch, điều này giúp khối ngoại dễ dàng tiếp cận các cổ phiếu kín room của Việt Nam.

Sự phát triển của các sản phẩm như NVDR sẽ giúp thị trường Việt Nam tăng khả năng được nâng phân loại vào thị trường cận biên (EM) bởi MSCI. Dù vậy, VinaCapital không kỳ vọng điều này có thể xảy ra sớm trong năm 2020.

VinaCapital danh gia cao co phieu ngan hang, ban le va cong nghe trong nam 2020-Hinh-2

Trụ sở VinaCapital tại tòa nhà Sun Wah.

Quỹ tỷ đô nhận định lợi nhuận các ngân hàng niêm yết có khả năng tăng 23% vào năm 2020, được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 13-14%. VinaCapital cho rằng cho vay thế chấp có thể tăng trưởng khoảng 30% và chiếm khoảng 1/4 tổng các khoản cho vay của các ngân hàng vào năm sau. Các cổ phiếu ngân hàng ưa thích của quỹ là MBB, VCB và VPB.

Với ngành bán lẻ, tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 tiếp tục được dẫn dắt bởi sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự dịch chuyển các cửa hàng bán lẻ nhỏ (mom and pop) sang các chuỗi quy mô lớn. Hai cổ phiếu bán lẻ ưa thích của quỹ là MWG và PNJ.

Mảng công nghệ hiện được dẫn dắt bởi tập đoàn FPT. Hơn một nửa doanh thu của FPT đến từ gia công phần mềm dự kiến sẽ tăng trưởng 25% trong năm tới, trong khi doanh thu dịch vụ viễn thông dự báo tăng trưởng 15% mỗi năm. Ngoài ra, FPT còn hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng tại thị trường nước ngoài, cuộc đua công nghệ fintech…

VinaCapital cũng chú ý đến nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam là Hòa Phát khi tập đoàn này dự kiến tăng gấp đôi sản lượng trong năm 2020.

Cuối cùng, quỹ ngoại trung lập về triển vọng năm tới của cổ phiếu bất động sản do sự chậm trễ trong phê duyệt các dự án mới tại TP HCM. Dù vậy, Nam Long và Khang Điền có thể hưởng lợi từ sự gia tăng tầng lớp trung lưu mua nhà để ở. Trong khi Vingroup hưởng lợi từ dòng vốn ETF do có tỷ trọng cao trong tất cả các quỹ ETF lớn và các chỉ số tại Việt Nam. Vinhomes cũng được hưởng lợi với vị thế là công ty tung ra rất nhiều dự án quy mô lớn.