UAV cảm tử - Kẻ làm thay đổi cục diện cuộc xung đột ở Ukraine

Giữa bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine trở thành cuộc giao tranh tiêu hao kéo dài, việc tìm ra các vũ khí có chi phí thấp và hiệu quả cao chính là chìa khóa dể duy trì ưu thế.

Phương Tây cáo buộc Nga tăng cường sử dụng UAV do Iran cung cấp trong những tuần gần đây nhằm tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Trong khi đó, Iran phủ nhận việc cung cấp UAV cho Nga. Một số nhà quan sát cho rằng, có thể Moscow không trực tiếp vận chuyển chúng nhưng Nga đã "mượn" thiết kế của Iran để sản xuất nội địa. Dù vậy, các bài báo từ Mỹ và châu Âu vẫn không ngừng ghi nhận việc các UAV do Iran sản xuất được vận chuyển tới Nga.

UAV cam tu - Ke lam thay doi cuc dien cuoc xung dot o Ukraine

Một UAV trên bầu trời Ukraine ngày 17/10. Ảnh: AP

Kỷ nguyên mới của UAV cảm tử

Các UAV được cho là do Iran sản xuất có đặc điểm là kích cỡ nhỏ, có độ chính xác nhất định, có thể thâm nhập hiệu quả vào hệ thống phòng không và trên hết là có chi phí thấp.

Trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, các UAV cảm tử là loại vũ khí có hiệu quả cao khi có thể thâm nhập và phá hủy các mục tiêu. Giới quan sát cho rằng việc Nga sử dụng UAV ở Ukraine có nhiều mục đích, trong đó có việc nhắm vào các mục tiêu quan trọng, làm giảm nhuệ khí chiến đấu của đối phương và cuối cùng là khiến đối phương phải tiêu hao vũ khí trong quá trình bắn hạ UAV.

Phương Tây cho rằng các UAV Shahed do Iran sản xuất mà Nga gọi là Geran-2 là các vũ khí cảm tử lưu động. Chúng được nhét chất nổ vào bên trong và được lập trình sẵn với hệ thống dẫn đường bằng GPS để nhắm vào mục tiêu. Không giống như các UAV truyền thống có kích cỡ lớn hơn và tốc độ hoạt động nhanh hơn để có thể quay trở về căn cứ sau khi phóng tên lửa, các UAV kamikaze nhỏ hơn và được thiết kế để tấn công vào mục tiêu sau đó tự phát nổ. Đặc điểm này khiến người ta liên tưởng tới các cuộc tấn công cảm tử kamikaze (thần phong) bởi các phi công Nhật Bản trong Thế chiến II khi họ lái chiến đấu cơ chứa đầy chất nổ để tấn công vào các tàu chiến và tàu sân bay Mỹ trên mặt trận Thái Bình Dương.

Defense Express dẫn các nguồn dữ liệu từ Iran cho biết cánh của Shahed dài 3,5 mét, rộng 2,5 mét và nặng khoảng 200 kg. Nó hoạt động nhờ một động cơ 50 mã lực với tốc độ tối đa đạt 185 km/h.

Trong khi tầm hoạt động của UAV Shahed là khoảng 1.000 km thì chuyên gia về UAV Samuel Bendett nhận định với CNA rằng Shahed được sử dụng ở Ukraine có tầm bắn hoạt động hẹp hơn nhiều. Đó là bởi hệ thống dẫn đường bằng GPS của nó, vốn dễ bị gây nhiễu, không thể phát huy tối đa hiệu quả.

Giới quan sát phương Tây cho rằng do các UAV do Iran sản xuất có chi phí thấp và số lượng nhiều nên Nga có thể tấn công Ukraine bằng hàng loạt UAV Shahed mà không tổn thất về phi công, đồng thời bảo toàn lực lượng của các chiến đấu cơ hiện đại, đắt tiền.

Chìa khóa để duy trì ưu thế trong xung đột tiêu hao kéo dài

Trong cuộc tấn công UAV ngày 17/10 ở thủ đô Kiev, Thị trưởng của thành phố - ông Vitali Klitschko cho biết, 28 UAV đã được sử dụng tiến hành các cuộc tấn công hàng loạt. Được phóng từ một bệ phóng đặt trên xe tải, các UAV này bay thấp và chậm nên có thể tránh được sự phát hiện của radar.

Theo chuyên gia Samuel Bendett, về lý thuyết đây không phải là hình thức tấn công bầy đàn. Kiểu công nghệ UAV hiện đại này được thực hiện khi các UAV có thể liên lạc với nhau. Ông Bendett cho rằng các UAV mà Nga sử dụng chỉ đơn giản tấn công cùng lúc để áp đảo hệ thống phòng không của đối phương.

Với giá 20.000 USD/UAV, các UAV Shahed có chi phí rẻ hơn nhiều so với một tên lửa đầy đủ chức năng. Lấy một ví dụ so sánh, tên lửa hành trình Kalibr của Nga đã được sử dụng trong 8 tháng xung đột ở Ukraine có chi phí khoảng 1 triệu USD mỗi quả.

Do chi phí thấp nên các UAV cảm tử được sử dụng để tấn công ồ ạt các mục tiêu dù là kho chứa nhiên liệu hay các cơ sở hạ tầng và những công trình thiết yếu như nhà máy điện. Nga đã sử dụng UAV chính xác kết hợp với các UAV tình báo để tấn công pháo binh Ukraine, ông Bendett cho hay.

Giữa bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine trở thành cuộc giao tranh tiêu hao kéo dài, việc tìm ra các vũ khí có chi phí thấp và hiệu quả cao chính là chìa khóa dể duy trì ưu thế.

Behnam Ben Taleblu, học giả nghiên cứu cấp cao tại think thank Foundation for Defense of Democracies có trụ sở ở Washington cho rằng, Nga có thể tăng cường khả năng tấn công tầm xa bằng các UAV do Iran thiết kế.

"Điều này sẽ làm dấy lên hồi chuông cảnh báo cho châu Âu và thế giới", chuyên gia này bình luận.

Dù vậy, ông Samir Puri, một nhà phân tích tại Cao đẳng Hoàng gia London nhận định với Al Jazeera rằng, hiện không có hệ thống vũ khí nào có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột.

Ukraine phản ứng như thế nào?

Một người phát ngôn của Lực lượng Phòng không Ukraine nhận định với AP, việc tấn công hàng loạt bằng UAV có thể gây ra thách thức cho hệ thống phòng không của nước này.

Các nước phương Tây đã cam kết hỗ trợ Ukraine tăng cường sức mạnh chiến đấu bằng các hệ thống vũ khí có thể bắn hạ UAV nhưng nhiều hệ thống này chưa đến được tay Kiev.

Ukraine đã yêu cầu phương Tây cung cấp cho nước này hệ thống phòng không kể từ những ngày đầu cuộc xung đột nhưng nhu cầu trên trở nên cấp bách hơn sau khi Nga bắt đầu tăng cường sử dụng UAV.

Các hệ thống phòng không là một trong 3 ưu tiên trong danh sách vũ khí của Ukraine. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley nhận định với báo giới rằng, Mỹ và đồng minh cần cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không để Ukraine có thể bảo vệ không phận trước các cuộc tấn công từ Nga.

Không chỉ Nga, quân đội Ukraine cũng đang sử dụng các UAV kamikaze có tên là RAM II, được phát triển bởi các công ty của Ukraine. UAV này có thể mang các đầu đạn nặng 3kg và tầm hoạt động khoảng 30km.

Tuy nhiên, hiện Kiev vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung UAV từ bên ngoài. Mỹ đã cung cấp một số loại UAV cho Ukraine, trong đó có UAV Switchblade gồm Switchblade 300 và Switchblade 600. Switchblade 300 có thể tấn công mục tiêu cách xa 9,6 km trong khi Switchblade 600 có thể tấn công mục tiêu cách xa 32 km.

Hồi tháng 5, Mỹ cũng đã cung cấp cho Ukraine các UAV "Phoenix Ghost" song hầu như rất ít thông tin về khả năng của nó được tiết lộ. Anh cũng đang cung cấp cho Ukraine một số UAV, trong đó có 850 UAV “bỏ túi” Black Hornet. Ukraine cũng đang sử dụng UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất./.

“Con trai Blackbird” hay máy bay do thám bí mật mới của Mỹ?

“Hắc điểu” (Blackbird) SR-71 đã nghỉ hưu hơn 20 năm, nhưng có thể sẽ có một chiếc máy bay do thám SR-72 là thế hệ tiếp theo.

“Con trai Blackbird” hay may bay do tham bi mat moi cua My?
 Được biết đến với biệt danh “Con trai của Blackbird”, SR-72 được thiết kế để đạt tốc độ siêu vượt âm (hypersonic) cao hơn Mach 5. Lockheed Martin đang tiến hành các công việc tại cơ sở Skunk Works để biến chiếc UAV này trở thành hiện thực.
“Con trai Blackbird” hay may bay do tham bi mat moi cua My?-Hinh-2
 Vì đây là một chiếc máy bay không người lái nên có lẽ khả năng mới sẽ hoạt động trong tình báo, giám sát và trinh sát.

Sốc trước giá trị hợp đồng giữa Rosoboronexport với các nước châu Phi!

Theo thống kê mới đây, giá trị hợp đồng giữa công ty bán vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport với các quốc gia châu Phi cận sa mạc Sahara đã đạt 2,5 tỷ Euro.

Soc truoc gia tri hop dong giua Rosoboronexport voi cac nuoc chau Phi!
 Mới đây, Giám đốc điều hành của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport (một phần của tập đoàn Rostec Nga), ông Alexander Mikheyev đã cho biết, tổng giá trị các hợp đồng mà công ty này ký kết với các quốc gia châu Phi cận sa mạc Sahara trong năm 2021 đã đạt tới con số 2,5 tỷ Euro. Nguồn ảnh: GettyImages.
Soc truoc gia tri hop dong giua Rosoboronexport voi cac nuoc chau Phi!-Hinh-2
 Những gì ông cho biết được dẫn lại theo thông tấn Nga, "Rosoboronexport tiếp tục củng cố vị thế của mình tại các thị trường khu vực. Đơn đặt hàng của hãng ở Đông Nam Á đã tăng đáng kể, giá trị hợp đồng ký năm 2021 với các nước châu Phi cận Sahara đạt 2,5 tỷ euro". Nguồn ảnh: Indiastrategic.in.

Tin mới