UAV Lancet đời mới của Nga với khả năng tấn công "bầy đàn"

Nga vừa tiết lộ UAV tự sát Lancet thế hệ mới có tên “Sản phẩm 53”, mà theo phân tích của nhiều chuyên gia, nó có thể quét sạch toàn bộ một đoàn xe quân sự, thay vì tấn công mục tiêu đơn lẻ như trước kia.

UAV Lancet doi moi cua Nga voi kha nang tan cong

Phóng viên Alexander Rogatkin của Chương trình Vesti Nedeli giới thiệu về “Sản phẩm 53”. Nguồn Bulgarianmilitary 

Sau “siêu thành công” của máy bay không người lái (UAV) tự sát lớp Lancet của Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine, nhà sản xuất Zala Aero được cho là đã phát triển một thế hệ UAV Lancet tự sát mới, được gọi là “Sản phẩm 53”.

Trong chương trình Vesti Nedeli gần đây, được phát sóng trên kênh truyền hình Rossiya 1, công chúng đã được xem qua chiếc những chiếc UAV tự sát “Sản phẩm 53”, được cho là phiên bản nâng cấp và thế hệ tiếp theo của UAV Lancet nổi tiếng. Chương trình đã được đăng lên mạng xã hội ngay sau đó và đã lan truyền chóng mặt.

Đoạn video cho thấy “Sản phẩm 53” đã qua giai đoạn thử nghiệm và sắp đưa vào thực chiến; phóng viên đặc biệt Alexander Rogatkin của hãng tin Nga RIA Novosti được nhìn thấy đang đứng cạnh một thùng chứa bốn UAV Lancet.

Phóng viên Rogatkin nói, "Đó là một cảm giác thực sự khó tả khi chứng kiến một thế hệ UAV tự sát Lancet tiếp theo".

UAV Lancet doi moi cua Nga voi kha nang tan cong
 UAV tự sát Lancet-3 của Nga khóa mục tiêu và lao xuống tiêu diệt. Nguồn Topwar

Phóng viên Rogatkin cũng nêu lý do những chiếc UAV mới này, không thể trưng bày hoàn toàn trước công chúng vì lý do an ninh và được thiết kế cho một cuộc tấn công theo nhóm, thường được gọi là cuộc tấn công “bầy đàn”.

Như có thể thấy trong video, phóng viên giải thích rằng đối với cuộc tấn công “bầy đàn”, nhà sản xuất đã loại bỏ máy phóng trên thế hệ UAV Lancet trước đó, và thay vào đó đã phát triển một bệ phóng đặc biệt, để phóng cùng lúc có thể phóng nhiều UAV. Đây là một trong những tính năng quan trọng nhất của “Sản phẩm 53”.

Ý tưởng phóng loạt UAV không phải là mới, việc phóng loạt UAV đầu tiên là loại UAV tự sát Harop của Israel và gần đây là UAV tự sát Geran-2.

Tuy nhiên với 20-30 UAV “Sản phẩm 53” cùng được phóng một lúc, trong một cuộc tấn công theo kiểu “bầy đàn”, thì đối phương khó mà tránh được.

UAV Lancet doi moi cua Nga voi kha nang tan cong
 UAV tự sát “Sản phẩm 53” . Nguồn RIA Novosti

Sau đó, chương trình tiếp tục quay đến Alexander Zakharov, nhà thiết kế chính của Zala Aero Group, giải thích, “Điều quan trọng chính là UAV “Sản phẩm 53” rất dễ sử dụng và gần như không thể chống lại nó”.

Ông Zakharov nói thêm rằng, thế hệ UAV Lancet thế hệ mới sẽ hành động theo lệnh của trắc thủ điều khiển trung tâm; nhưng đồng thời, UAV sẽ tự chọn mục tiêu với toàn quyền tự chủ.

“Chúng tôi đã tiến hành một loạt thí nghiệm chiến đấu, nó ở mức ứng dụng hoàn toàn tự động mà không có sự can thiệp của con người”, Zakharov nói.

Theo nhà sản xuất, hệ thống chỉ cần một người điều khiển và trắc thủ chỉ cần xác định khu vực và chỉ định mục tiêu. Điều này có nghĩa là UAV Lancet mới sẽ hạn chế tối đa tấn công vào mục tiêu là người.

Video giới thiệu về UAV tự sát Lancet thế hệ mới “Sản phẩm 53”. Nguồn bulgarianmilitary

“Sản phẩm 53” được thiết kế đặc biệt tìm kiếm mục tiêu là xe cơ giới hoặc pháo. Thậm chí UAV Lancet mới được cho là đủ thông minh để phân biệt các hệ thống bệ phóng tên lửa phòng không và radar; đây là những mục tiêu nổi bật và Lancet sẽ “ưu tiên” chọn mục tiêu lớn hơn, nếu gặp nhiều mục tiêu một lúc.

Và do đó, nếu “Sản phẩm 53” phát hiện thấy một chiếc xe tăng và một hệ thống radar đồng thời, thì nó sẽ nhằm chiếc radar để tấn công. “Và tất cả đã được thử nghiệm”; Zakharov khẳng định.

Về ý tưởng phát triển UAV Lancet thế hệ mới này, Zakharov cho biết “Lancet” được thiết kế với khái niệm chiến tranh lấy mạng làm trung tâm; trong đó một mạng thông tin sẽ kết hợp một bầy UAV tự sát thành một đội duy nhất. Chẳng hạn, nếu một UAV trong nhóm phát hiện ra mục tiêu, thì tất cả UAV trong mạng đều có thông tin về mục tiêu đó.

Alexander Zakharov, nhà thiết kế chính của Zala Aero Group cho biết, các nhà phát triển loại đạn bay lượn đang thảo luận về khả năng tổ chức sản xuất những UAV Lancet thế hệ mới này, ở cả các quốc gia khác, chứ không chỉ riêng ở Nga.

UAV Lancet doi moi cua Nga voi kha nang tan cong

UAV tự sát “Sản phẩm 53” sẽ tấn công theo kiểu “bầy đàn”. Nguồn RIA Novosti 

Sau buổi phát sóng, các chuyên gia quân sự cho rằng, thiết kế của UAV tự sát Lancet mới và khả năng phóng theo đàn của chúng, chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả chiến đấu của loại UAV này.

Chuyên gia Không quân Ấn Độ Vijainder K. Thakur nói với tờ EurAsian Times: UAV tự sát “Sản phẩm 53” đặc biệt vì nó có thể vô hiệu hóa các loại mối đe dọa khác nhau theo kiểu tấn công “bầy đàn” và mỗi loại UAV này có thể mang một loại đầu đạn khác nhau; giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu.

Đưa ra một ví dụ, chuyên gia Thakur cho biết, “Một bầy UAV theo kiểu liên kết, với nhiều loại đầu đạn khác nhau, có thể gây sát thương tối đa tấn công một đoàn xe cơ giới đang di chuyển”.

Khái niệm UAV tấn công theo kiểu “bầy đàn”, đang nhanh chóng thu hút sự chú ý trên toàn cầu; hiện nhiều công ty quốc phòng lớn trên thế giới đang nghiên cứu về nó.

UAV Lancet doi moi cua Nga voi kha nang tan cong
 UAV tự sát Lancet-3 của Nga khóa mục tiêu và lao xuống tiêu diệt. Nguồn Topwar

Chuyên gia về UAV của Nga và cũng là Tổng biên tập tạp chí “Hàng không không người lái” Denis Fedutinov, đã cung cấp thông tin tương tự cho hãng tin RIA Novosti. Ông cho biết tiềm năng chiến đấu của UAV tự sát Lancet thế hệ mới của Nga sẽ tăng lên, khi sử dụng cánh gập và bệ phóng container, cho phép phóng đồng thời nhiều UAV từ nhiều góc độ khác nhau, có thể đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu chỉ trong một đợt tấn công.

“Sử dụng bệ phóng container trong một lần tấn công, sẽ giúp nhanh chóng phóng một số loại đạn lảng vảng; điều này sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt xe bọc thép.

Ngoài ra, nó sẽ giúp gần như chắc chắn vô hiệu hóa các hệ thống phòng không, do bị nhiều UAV tấn công đồng thời từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể nói UAV Lancet thế hệ mới với sơ đồ ứng dụng như vậy, sẽ trở thành sát thủ phòng không”; Fedutinov nói.

Chuyên gia Fedutinov cho rằng, việc Zala Aero thay đổi thiết kế là điều đã được dự báo trước. Chuyên gia chỉ ra rằng, họ sẽ đẩy nhanh đáng kể quá trình triển khai tổ hợp và phóng UAV, khi tiếp thu những công nghệ mới, trong đó có tiêu chí là làm cho UAV Lancet ngày càng gọn hơn và có thể vận chuyển và bảo quản luôn trong ống phóng.

Khoảnh khắc radar của Ukraine bị trúng đòn tấn công của UAV

Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã công bố video ghi cảnh máy bay không người lái (UAV) Lancet tập kích radar P-18 của Ukraine tại tỉnh Kherson.

Video được hãng tin TASS đăng hôm 5/12 cho thấy, UAV cảm tử Lancet Nga đã lao vào vị trí đặt radar cảnh giới P-18 của Ukraine tại khu vực có các ụ đất che chắn. Đòn tấn công khiến hệ thống radar bị hư hại nặng và bốc lên một cột khói lớn.

Khoanh khac radar cua Ukraine bi trung don tan cong cua UAV

UAV Lancet (khoanh đỏ) lao vào vị trí có hệ thống radar P-18. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/TASS

Quân đội Ukraine tới nay chưa đưa ra bình luận về video trên.

Theo trang Radartutorial.eu, P-18 Terek (Terek - tên đặt theo một con sông lớn ở vùng Bắc Caucasus thuộc miền nam nước Nga) là hệ thống radar phòng không được Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị trong quân đội vào đầu thập niên 1970.

Khoanh khac radar cua Ukraine bi trung don tan cong cua UAV-Hinh-2

Một tổ hợp radar phòng không P-18. Ảnh: Radartutorial.eu

Đây là hệ thống radar cảnh báo sớm đa năng hoạt động ở băng tần VHF, với dải tần từ 150 – 170 MHz. Lúc hoạt động, radar sẽ phát ra các xung điện từ cao tần thông qua hệ thống anten, và thu nhận các xung phản xạ từ mục tiêu đối phương.

Khoanh khac radar cua Ukraine bi trung don tan cong cua UAV-Hinh-3

Bảng điều khiển hệ thống radar P-18. Ảnh: Radartutorial.eu

Trang Radartutorial.eu cho hay, tầm hoạt động tối đa của P-18 là 250km và có khả năng phát hiện được máy bay tàng hình hiện đại. Tạp chí Hàng không và Không gian từng cho biết, P-18 “góp phần khiến cường kích tàng hình F-117 Nighthawk bị bắn hạ trong cuộc xung đột ở Nam Âu cuối thập niên 1990”.

UAV tự sát Lancet lập kỷ lục tấn công hệ thống phòng không Ukraine

Quân đội Nga đã phá hủy với số lượng kỷ lục các hệ thống phòng không của Ukraine trong một ngày, bằng UAV tự sát Lancet.

UAV tu sat Lancet lap ky luc tan cong he thong phong khong Ukraine

Vào ngày 27/4, Bộ Quốc phòng Nga đã ra thông báo vào đêm 26/4, Quân đội Nga đã phá hủy bốn hệ thống phòng không tầm xa S-300, một hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard và một hệ thống phòng không Tor-M1 của Ukraine trên hướng chiến trường Kherson.

Tin mới