Xem toàn bộ ảnh
Theo một tài liệu được Lầu Năm Góc công bố mới đây cho biết, Institu – một công ty con của Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing vừa được Bộ tư lệnh Không quân Hải quân Mỹ trao cho hợp đồng trị giá 48 triệu USD để chuyển giao 34 chiếc máy bay trinh sát không người lái (UAV) cỡ nhỏ ScanEgale cho Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Nguồn ảnh: defpost |
Cũng theo hợp đồng này số UAV ScanEgale trên phía Malaysia sẽ nhận 12 đơn vị trị giá 19,329 triệu USD, Indonesia với 8 đơn vị trị giá 9,197 triệu USD, Philippines nhận 8 chiếc trị giá 9,633 triệu USD và Việt Nam nhận 6 máy bay trị giá 9,770 triệu USD. Với thông tin này ở thời điểm đại ở Đông Nam Á có ít nhất 5 nước đang và sẽ đưa vào trang bị mẫu UAV trinh sát của Mỹ. Nguồn ảnh: Military Machine. |
Đơn hàng này dự kiến sẽ được công ty Institu hoàn tất vào tháng 3/2022. Được biết việc chính phủ Mỹ đồng ý bán UAV ScanEgale cho 4 nước ASEAN là một phần của cam kết theo sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á và được thực hiện thông qua chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài (FMS). Nguồn ảnh: C4ISRNET |
Theo một đại diện kinh doanh của hãng Boeing tiết lộ, ScanEagle hiện là mẫu UAV bán chạy nhất của tập đoàn này ở thị trường châu Á trong đó khu vực Đông Nam Á được xem là thị trường tiềm năng nhất. Vậy mẫu UAV trinh sát này lợi hại thế nào mà cả Đông Nam Á muốn mua đến vậy? Nguồn ảnh: C4ISRNET |
UAV ScanEagle được phát triển bởi công ty Institu và hãng Boeing tại cơ sở Phantom Works, được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 2005. Chỉ trong ba tháng đầu tiên của năm 2007, mẫu UAV này đã hoàn thành trên 30.000 giờ nhiệm vụ chiến đấu, trong đó có nhiều nhiệm vụ tại chiến trường Iraq. Nguồn ảnh: C4ISRNET |
Về thiết kế ScanEgale là một máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ, có thể thu hồi, với khả năng bay liên tục hơn 20 tiếng và tầm hoạt động gần 1.500 km. Thiết bị bay không người lái của Boeing có chiều dài 1,6 m và sải cánh 3,1 m, với đầu cánh được bẻ cong lên phía trên. Hầu như tất cả các mép sau của cánh đều được cơ giới hóa. Nguồn ảnh: C4ISRNET |
Một hệ thống ScanEagle sẽ bao gồm 4 thiết bị khác nhau, bao gồm 1 trạm điều khiển dưới mặt đất, một bàn điều khiển từ xa bằng hình ảnh cùng các hệ thống phóng và hệ thống thu hồi. Mỗi chiếc UAV ScanEagle đều được trang bị camera điện-quang học và/hoặc camera hồng ngoại, lắp đặt trên hệ thống tháp quán tính ổn định. Hình ảnh UAV ScanEagle được triển khai từ bệ phóng di động trên tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: AiirSource Military |
Tốc độ bay của UAV ScanEagle từ 180-126 km/h, vận tốc hành trình là 90 km/h, còn độ cao tối đa hơn 4.800 m. ScanEagle được sử dụng để thu thập thông tin tình báo chiến trường, do thám và khảo sát. Nguồn ảnh: AiirSource Military |
Giống như một số UAV tiên tiến khác, ScanEagle không yêu cầu sân bay lớn để cất hạ cánh. Máy bay sẽ cất cánh từ một máy phóng khí nén và hạ cánh nhờ hệ thống thu hồi UAV mang tên SkyHook (như trong hình). Nguồn ảnh: AiirSource Military |
Tính đến tháng 1/2009, ScanEagle đã thực hiện trên 1.500 nhiệm vụ cứu hộ thành công và trải qua 50.000 giờ bay chiến đấu ở Iraq. Nó còn được triển khai trên các tàu tấn công và đổ bộ lưỡng cư của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: AiirSource Military |
ScanEagle hiện đang được triển khai trên 15 khu trục hạm và các chiến hạm khác của Hải quân Mỹ kể từ tháng 7/2005. Tháng 12/2006, Hải quân Australia cũng có đơn đặt mua mẫu UAV này để sử dụng ở Iraq. Nguồn ảnh: AiirSource Military |
Vào đầu năm nay bên thềm Triển lãm Hàng không và Hàng hải quốc tế LIMA 2019, đại diện của hãng Boeing trả lời phỏng vấn của tạp chí quân sự Jane’s cho hay, hãng chế tạo máy bay lớn nhất của Mỹ này đang thực hiện hợp đồng cung cấp các máy bay trinh sát không người lái ScanEagle cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Nguồn ảnh: AiirSource Military |
Nếu Cảnh sát Biển Việt Nam được trang bị UAV ScanEagle, nhiều khả năng hệ thống UAV này sẽ triển khai nó trên các tàu tuần duyên cỡ lớn như CSB 8020, hoặc 4 tàu tuần duyên kiểu DN-2000 có sân đỗ trực thăng thuận tiện cho việc triển khai - thu hồi UAV. Nguồn ảnh: AiirSource Military |
Mời độc giả xem video: UAV trinh sát Việt Nam mua của Mỹ lợi hại thế nào? (nguồn AiirSource Military)