UBTVQH xem xét nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 được UBTVQH xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 45 (đợt 2) diễn ra vào sáng 1/6.


Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Tài chính-Ngân sách thống nhất với Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bỏ quy định đối tượng “hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật” tại Khoản 11 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết để đảm bảo thống nhất về đối tượng theo quy định của Luật Đầu tư công.
UBTVQH xem xet nguyen tac, tieu chi va dinh muc phan bo von dau tu cong
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng.
Về các nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, thống nhất bổ sung nguyên tắc ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, đồng bộ với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, các dự án phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, sạt lở bờ biển, an ninh nguồn nước và lĩnh vực thủy lợi, đã được thể hiện tại Khoản 6 Điều 4 và Điều 5 Dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, bổ sung nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước phải bảo đảm trật tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các nghị quyết Quốc hội. Đồng thời, Chính phủ đã tiếp thu, chỉnh sửa thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư công theo đúng quy định tại Điều 51 Luật Đầu tư công; thống nhất không quy định về việc dành lại một khoản vốn ngân sách trung ương chưa phân bổ theo Báo cáo thẩm tra số 1978/BC-UBTCNS14 ngày 15/5/2020 của Ủy ban Tài chính- Ngân sách (bỏ quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Dự thảo đã trình). Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng cho biết, Chính phủ tiếp thu, bổ sung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Dự thảo Nghị quyết về cơ sở tính điểm của các tiêu chí. Theo đó, dự thảo mới đã được bổ sung tiêu chí tỷ lệ che phủ rừng. Liên quan đến việc xác định vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho hay, Chính phủ đã sửa đổi quy định “vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 được xác định theo kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2020-2022” tại Khoản 2 Điều 9 Dự thảo Nghị quyết để phù hợp với thực tiễn thu ngân sách nhà nước năm 2020, 2021 gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Thay vào đó, Dự thảo mới quy định “Kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương năm 2021 được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật về Đầu tư công và Ngân sách Nhà nước, dự kiến nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có), phù hợp với định hướng mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội cụ thể của năm 2021; kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách của địa phương năm 2019, ước thực hiện năm 2020”. Ngoài ra, Chính phủ đã tiếp thu, quy định rõ hơn điều khoản chuyển tiếp để tránh khoảng trống pháp lý và bảo đảm thi hành khi Nghị quyết này có hiệu lực pháp luật, bổ sung Khoản 3 Điều 13 về các dự án chuyển tiếp thuộc Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, đồng thời, có Phụ lục kèm theo Nghị quyết để hướng dẫn phân loại ngành, lĩnh vực đối với trường hợp các dự án chuyển tiếp của Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020. Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành quy định về các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Đồng thời đề nghị Chính phủ rà soát, nghiên cứu thêm để quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước cho các vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, các tỉnh biên giới sao cho phù hợp. Phát biểu kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, UBTVQH tán thành các nội dung được Ủy ban Tài Chính- Ngân sách và Chính phủ đã thống nhất tiếp thu; giao Ủy ban Tài chính- Ngân sách phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp thu ý kiến tại Phiên họp này để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết. Tại phiên họp, 100% thành viên UBTVQH đã biểu quyết thông qua nội dung của dự thảo Nghị quyết này./.

Họp Quốc hội, có ngày vắng đến 100 đại biểu, có đoàn vắng đến 50%

(Kiến Thức) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thẳng thắn chỉ ra rằng, thống kê trong kỳ họp Quốc hội vừa qua cho thấy, mỗi ngày vắng không dưới 30 đại biểu, có ngày vắng 100 người. Ở đoàn đại biểu Quốc hội, có đoàn vắng đến 50%, có 7 đại biểu thì vắng 4, 5 người thì vắng 3.

Ngày 16/7, tại phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tổng kết kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Nhiều ý kiến đề cập tới tình trạng vắng quá nhiều đại biểu trong các phiên họp và mong muốn có sự chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm.

Đại biểu Quốc hội: Cắt lương hưu vĩnh viễn, xoá danh xưng cán bộ vi phạm

Đại biểu Quốc hội đề xuất cần phải xử lý mạnh tay với cán bộ vi phạm kỷ luật, thậm chí xem xét cắt lương hưu vĩnh viễn, xoá danh xưng như nguyên Bộ trưởng.

Sáng 24/10, Quốc hội nghe giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức và thảo luận tại hội trường.

Tin mới