Ukraine bán nhiều bí mật động cơ phản lực cho Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc sẽ có được các công nghệ và thiết bị để sản xuất các thành phần động cơ phản lực từ Ukraine.

Tổng công ty khoa học sản xuất FED Kharkov đã ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất các thành phần động cơ phản lực cho Trung Quốc. Trang mạng altair.com.pl cho biết, thỏa thuận trên được ký kết vào ngày 24/11/2014.

Theo thỏa thuận, công ty FED Kharkov sẽ bán cho đối tác Trung Quốc các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các trang thiết bị đi kèm để sản xuất các thành phần của động cơ sử dụng trên nhiều loại máy bay gồm: vận tải cơ An-32/70/72/74/124, An-140/148, Be-200, IL-78/96; tiêm kích MiG-27/29, Su-27/30/34/35; máy bay ném bom TU-95/142/160; máy bay chở khách Tu-204/214; máy bay huấn luyện Yak-42/130 và các loại trực thăng Ka-32/52, Mi-8/17/24/28.

Chất lượng động cơ phản lực nội địa của Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới nhờ công nghệ từ Ukraine.
Chất lượng động cơ phản lực nội địa của Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới nhờ công nghệ từ Ukraine. 

Các loại máy bay nói trên đang được sử dụng tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Theo kế hoạch, hợp đồng sẽ bắt đầu thực hiện từ Quý I năm 2015. Trước đó, công ty FED đã ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị sản xuất động cơ phản lực sử dụng trên máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc.

Ngoài ra, công ty FED cũng có kế hoạch mở rộng hợp tác trong chuyển giao công nghệ sản xuất tuabin cho động cơ phản lực được sử dụng trên tiêm kích J-10, J-11 và J-15 của Trung Quốc. Hiện nay, Bắc Kinh đang phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ Nga.

Những động cơ mà họ sao chép của Nga cho thấy hiệu suất và chất lượng không ổn định. Hợp đồng chuyển giao công nghệ ký kết với Ukraine sẽ giúp cải thiện chất lượng các động cơ nội địa. Sự kiện này có thể coi là một bước đột phá lớn của Trung Quốc trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Nga.

Động cơ nội địa Trung Quốc đốt hơn 16 tỷ USD

 

Nút cổ chai với CNQP Trung Quốc

Mặc dù đã đầu tư hơn 100 tỷ NDT (khoảng 16 tỷ USD) nhưng  số tiền này chẳng thấm vào đâu trong việc tạo ra những động cơ nội chất lượng.

Trung Quốc trộm công nghệ Su-30MK2 của Nga thế nào?

Trung Quốc vừa chính thức tiết lộ bản sao chiến đấu cơ Su-30MK2 của Nga với tên gọi là J-16 và tuyên bố rằng máy bay này mang thiết kế của Trung Quốc. Nhiều hình ảnh của J-16 đã bị lộ trong năm 2011. Chúng đã chứng minh rằng J-16 là một bản sao Su-30MK2 của Nga và đã có ít nhất 24 chiếc J-16 đã được lắp ráp được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc.

Nga sẽ bán siêu động cơ kèm Su-35 cho Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo nguồn tin Nga, các máy bay chiến đấu Su-35 bán cho Trung Quốc sẽ được cung cấp kèm siêu động cơ phản lực 117S.