Ukraine muốn giúp Việt Nam hiện đại hóa quân đội

(Kiến Thức) - Ukraine sẽ gửi tới Việt Nam đề xuất, kiến nghị hiện đại hóa trang thiết bị phòng không, hải quân, máy bay, xe tăng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đây là thông tin mà Tổng Giám đốc Tập đoàn Ukroboronprom (Ukraine) Serhiy Hromov cung cấp sau buổi họp với lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cũng theo ông Serhiy Hromov, doanh nghiệp nhà nước Ukroboronservis – thành phần của Tập đoàn Nhà nước Ukroboronprom và Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân (VAXUCO) trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký hợp đồng sửa chữa các động cơ phản lực AL-31F trang bị trên tiêm kích Su-27 (Nga chế tạo).
Theo bộ phận báo chí Ukroboronprom cho biết, các điều khoản hợp đồng được ký kết mấy ngày trước quy định. Việc sửa chữa động cơ phản lực AL-31F của Nga sẽ được tiến hành tại nhà máy ở Lusk, tỉnh Volynskaya.
Ukraine sẽ bảo dưỡng số động cơ AL-31F trang bị trên tiêm kích đa năng Su-27SK/UBK của Việt Nam.
Ukraine sẽ bảo dưỡng số động cơ AL-31F trang bị trên tiêm kích đa năng Su-27SK/UBK của Việt Nam.
Ngoài sửa chữa, theo một hợp đồng riêng, phía Ukraine cũng cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các đồng nghiệp Việt Nam sửa chữa động cơ AL-31F. Các chi tiết khác của hợp đồng vừa ký kết không được nêu rõ.
Trong cuộc họp giữa ông Serhiy Hromov và Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân Trung tướng Phương Minh Hòa trước khi ký hợp đồng, 2 bên tái khẳng định thúc đẩy hơn nữa việc tăng cường hợp tác kỹ thuật – quân sự.
“Trong tương lai gần, Ukraine sẽ gửi cho các đối tác Việt Nam đề xuất, kiến nghị của mình về việc hiện đại hóa các trang thiết bị phòng không, máy bay, xe bọc thép cũng như hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp thiết bị hải quân Việt Nam”, ông Hromov nói.
Ông này cũng nhấn mạnh việc đào tạo các chuyên gia của Việt Nam cũng là phần quan trọng của sự hợp tác kỹ thuật – quân sự 2 nước.
“Phần này sẽ được xem xét trong việc ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam”, ông này nói.
Ông này cũng cho biết thêm rằng: “Việt Nam là quốc gia đầy hứa hẹn với các sản phẩm công nghiệp quốc phòng quốc gia của chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố vị trí của Ukraine tại đất nước phát triển năng động này (Việt Nam)”.
Ukraine mong muốn giúp Việt Nam hiện đại hóa trang bị lục quân, không quân, hải quân. Trong ảnh là xe tăng nâng cấp T-55AGM do Ukraine thực hiện, có thể dùng để hiện đại hóa loại xe tăng T-54/55 và T-62 có trang bị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ukraine mong muốn giúp Việt Nam hiện đại hóa trang bị lục quân, không quân, hải quân. Trong ảnh là xe tăng nâng cấp T-55AGM do Ukraine thực hiện, có thể dùng để hiện đại hóa loại xe tăng T-54/55 và T-62 có trang bị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Về phía Việt Nam, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam Trung tướng Phương Minh Hòa đánh giá cao các thỏa thuận đã ký kết và triển vọng phát triển hợp tác hơn nữa với Ukraine.
“Ukraine là một trong những đối tác chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng. Chúng tôi sẵn sàng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mua sắm vũ khí mới, cũng như hiện đại hóa và kéo dài tuổi thọ các trang thiết bị quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam”, Trung tướng Phương Minh Hòa cho biết.
Ukraine và Việt Nam đã thông qua một kế hoạch và chương trình hợp tác kỹ thuật – quân sự trong giai đoạn 2011-2015 từ tháng 9/2010.
Hai nước đã có kinh nghiệm hợp tác thành công, đặc biệt trong lĩnh vực hiện đại hóa một loạt các trang thiết bị quân sự cho Việt Nam và lập một cơ sở bảo dưỡng máy bay, hợp tác phát triển chương trình đóng tàu chiến.

Toàn cảnh thương vụ Việt Nam mua 24 Su-30MK2 với Nga

Sau những năm 1990, máy bay chiến đấu trong không quân Việt Nam đều đã lỗi thời, lạc hậu. Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước trong tình hình mới, năm 1995 Việt Nam nhập khẩu 12 tiêm kích Su-27SK/UBK từ Nga. 
Đầu những năm 2000, chính phủ Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua máy bay tiêm kích Su-30MK2 trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây là một trong những loại máy bay hàng đầu thế giới.
9 năm, 3 hợp đồng, 24 chiếc
Tháng 12/2003, Việt Nam ký hợp đồng với Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) mua 4 tiêm kích Su-30MK cùng với vũ khí, phụ tùng thay thế. Hợp đồng này có tổng trị giá 120 triệu USD. Năm 2004, Việt Nam nhận đủ 4 máy bay Su-30MK.
Sau một thời gian dài sử dụng đánh giá tính năng, đầu năm 2009 Việt Nam ký hợp đồng trị giá 400 triệu USD mua 8 tiêm kích Su-30MK2 (không bao gồm vũ khí). 

Việt Nam chế tạo buồng lái mô phỏng Su-27

Mới đây, đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị huấn luyện thực hành đào tạo kỹ sư hàng không trên một số hệ thống của máy bay Su-27" do Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân (PK-KQ) làm chủ nhiệm đề tài vừa được nghiệm thu cấp cơ sở.

Tin mới