Ukraine vẫn tiến hành bầu cử bất chấp tình trạng khẩn cấp

(Kiến Thức) - Ukraine vẫn có thể tiến hành cuộc bầu cử tổng thống sớm vào cuối tháng 5 ngay cả khi tình trạng khẩn cấp được ban bố ở một số vùng.

Ukraine vẫn tiến hành bầu cử bất chấp tình trạng khẩn cấp
Tuyên bố trên được đưa ra bởi Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương (CEC) Ukraine Andrei Magera hôm thứ 7 (19/4). “Trên quan điểm lập pháp, kết quả của cuộc bầu cử được xác định không chỉ phụ thuộc vào số lượng điểm bỏ phiếu hay số cử tri đi bầu. Kết quả đó còn dựa vào nhiều lý do khác nữa”, ông cho hay.
Người dân Ukraine đi bỏ phiếu. (Ảnh minh họa)
 Người dân Ukraine đi bỏ phiếu. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, ông Magera nhấn mạnh, cuộc bỏ phiếu sắp tới “rất quan trọng bởi vì kết quả của sự kiện này sẽ giúp loại bỏ mọi tuyên bố về sự hợp pháp của các cơ quan công quyền ở Ukraine”.
Trước đó, Chủ tịch CEC Mikhail Okhendovsky cũng đưa ra quan điểm tương tự vào hồi đầu tháng 4. “Dường như không có lý do gì để trì hoãn cuộc bầu cử đó cả, ngoại trừ hai khả năng hầu như không khả thi cho lắm đó là tình trạng khẩn cấp hay chiến tranh. Đối với tình trạng khẩn cấp, tôi cho rằng, các chính trị gia của chúng ta sẽ có đủ khôn ngoan để không ban bố tình trạng này trong suốt thời gian bầu cử diễn ra”, ông Okhandovsky phát biểu.
Ở một diễn biến khác, trong buổi nói chuyện trên truyền hình tối 19/4, Phát ngôn viên Tổng thống Putin là ông Dmitry Peskov cáo buộc, sự mở rộng của NATO về phía biên giới Nga sẽ làm “cấu trúc an ninh châu Âu” bị thay đổi. Ngoài ra, động thái này của liên minh quân sự trên sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Moscow bởi vì “NATO không thể ngừng trở thành một tổ chức quân sự”, và “Nga sẽ phải có biện pháp để đảm bảo an ninh của mình”.
Nói về khả năng Ukraine gia nhập NATO, ông Pskov cho hay: “Về tương lai chính trị - quân sự của Ukraine, chúng tôi hi vọng sẽ không chứng kiến viễn cảnh này trong thời gian tới”.

Xem mặt nữ gián điệp Nga bị Ukraine bắt giữ

(Kiến Thức) - Chính quyền Ukraine đã bắt giữ một nữ điệp viên Nga vì tình nghi tổ chức phá hoại trong suốt các cuộc biểu tình ủng hộ điện Kremlin  ở đông nam nước này.

Xem mặt nữ gián điệp Nga bị Ukraine bắt giữ
Theo truyền thông Ukraine, nữ điệp viên 22 tuổi Maria Koleda đã bị bắt giữ ở miền nam Ukraine “trong khi đang thực hiện một nhiệm vụ do cơ quan bí mật (Nga) giao phó với mục tiêu gây mất ổn định tình hình ở Ukraine”. Khi bị bắt, Koleda đang mang theo các chỉ thị hướng dẫn viết bằng tay về cách đào tạo các nhóm phá hoại cùng một khẩu súng lục.
 Theo truyền thông Ukraine, nữ điệp viên 22 tuổi Maria Koleda đã bị bắt giữ ở miền nam Ukraine “trong khi đang thực hiện một nhiệm vụ do cơ quan bí mật (Nga) giao phó với mục tiêu gây mất ổn định tình hình ở Ukraine”. Khi bị bắt, Koleda đang mang theo các chỉ thị hướng dẫn viết bằng tay về cách đào tạo các nhóm phá hoại cùng một khẩu súng lục.

Tổng thống Putin điều quân vào miền đông Ukraine?

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia phân tích nhận định, chính quyền Nga đang phải “nhức đầu” để suy tính thiệt hơn trong việc có nên can thiệp quân sự vào miền đông Ukraine hay không.

Tổng thống Putin điều quân vào miền đông Ukraine?
Nga chỉ mất 3 tuần để giành lấy quyền kiểm soát bán đảo Crimea, song việc nắm trọn vùng miền đông nước này sẽ là bài toán “khó nhằn” hơn đối với họ.
Hãng tư vấn Eurasia Group và Trung tâm phân tích Teneo Intelligence đánh giá, thiếu vắng sự hỗ trợ quân đội trực tiếp như ở Crimea, xác suất Nga mở ra cuộc tiến công vào khu miền đông Ukraine là dưới 50%.

Dân quân Ukraine sang Nga kêu gọi sự trợ giúp

(Kiến Thức) - Khi căng thẳng ở vùng đông Ukraine gia tăng, lãnh đạo nhóm dân quân vùng Lugansk lên đường sang Moscow để kêu gọi sự hỗ trợ từ chính quyền Nga.

Dân quân Ukraine sang Nga kêu gọi sự trợ giúp
“Tôi đang quay trở về Lugansk để hỗ trợ mọi người. Trong chuyến thăm tới Moscow, tôi đã gặp gỡ lãnh đạo Đảng Nước Nga Công bằng Sergey Mironov và Lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR)Vladimir Zhirinovsky. Tôi đã lên tiếng nhờ họ giúp bởi người dân Lugansk đang sợ hãi trước những lời đe dọa từ chính quyền lâm thời ở Kiev”, người đứng đầu nhóm dân quân vùng Lugansk, ông Aleksey Mozgovoy cho biết.
Người dân biểu tình ở bên ngoài Văn phòng Cơ quan An ninh Ukraine ở Lugansk.
Người dân biểu tình ở bên ngoài Văn phòng Cơ quan An ninh Ukraine ở Lugansk.
Theo như lời ông kể, trong thời gian lưu lại thủ đô của nước Nga, ông rất muốn gặp gỡ Tổng thống Putin để khẩn thiết đề nghị nhà lãnh đạo này triển khai quân đội tới vùng Lugansk nhằm bảo vệ người dân trước những cuộc tấn công tiềm tàng từ chính phủ Kiev. Tuy nhiên, do một số lý do, ông Mozgovoy đã không thể thực hiện được kế hoạch trên. Thay vào đó, thông qua kênh truyền hình LifeNews, ông Mozgovoy đã gửi lời tới Tổng thống Putin với hi vọng lãnh đạo Nga sẽ thực hiện một động thái quyết định để giải quyết cuộc khủng hoảng ở khu vực này của Ukraine.

Tin mới