Ung Chính sửa di chúc của Khang Hy để có thể kế thừa vương vị?

Trong lịch sử Trung Quốc bất cứ triều đại nào cũng có những nghi án lớn trong hoàng tộc, nhà Thanh cũng không ngoại lệ.

Ung Chính sửa di chúc của Khang Hy để có thể kế thừa vương vị?
Ung Chính là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến 1735. Ông dùng niên hiệu Ung Chính trong suốt thời gian 13 năm trị vì, nên các sử gia thường gọi ông là Ung Chính Đế.
Là một vị Hoàng đế siêng năng, cần kiệm và có tinh thần chống tham nhũng, mục tiêu của Ung Chính là tạo ra một triều đình hiệu quả với chi phí thấp nhất và ông đã tiếp tục được sự thịnh trị gần 150 năm còn lại của Đại Thanh.
Nghi án Tứ Hoàng Tử Dận Chân (Ung Chính) sửa di chúc của Khang Hy để có thể kế thừa vương vị
Ung Chinh sua di chuc cua Khang Hy de co the ke thua vuong vi?
 
Chuyện bắt đầu từ năm 1708, tức năm Khang Hy thứ 47, tại hành cung Bố Nhĩ Cáp Tô Đài. Hôm đó, ngày 4/9, trước tất cả thân vương, đai thần, thị vệ, văn võ bá quan, Khang Hy tuyên bố, phế bỏ ngôi vị thái tử của Dận Nhưng. Sau đó ông vua đã ngoại ngũ tuần không kìm được bi thương mà rớt nước mắt.
Nửa năm sau, Dận Nhưng được phục hồi ngôi vị thái tử. Tuy nhiên, hơn ba năm sau, Khang Hy lại một lần nữa phế bỏ ngôi vị của Dận Nhưng. Cũng từ đó cho tới lúc chết, Khang Hy không một lần nào nhắc tới chuyện lập người kế vị nữa. Vị trí thái tử bị bỏ trống 7 năm.
Sử sách ghi chép lại rằng vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, hoàng đế Khang Hy đã gọi lại bên giường của mình 7 vị hoàng tử và Cửu môn đề đốc, Long Khoa Đa, người sẽ đọc di chiếu và tuyên bố Ung Chính là người kế vị ngai vàng.
Một số chứng cứ chứng tỏ rằng Dận Chân đã có liên kết với Long Khoa Đa từ vài tháng trước khi di chiếu được tuyên bố bằng sự chuẩn bị lực lượng quân đội, vì trong dự định của họ, binh biến là không thể tránh khỏi.
Việc lên ngôi của Ung Chính hoàng để còn có nhiều bí ẩn
Các truyện dân gian cho rằng Ung Chính đã thay đổi di chiếu của vua cha bằng cách thêm dấu vào và sửa đổi k‎í tự. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là việc Ung Chính đã thay đổi chữ "thập tứ" (十四) thành chữ "vu tứ" (于四, vu nghĩa là "cho"), một số khác cho rằng từ "thập tứ" thành "đệ tứ" (第四).
Khi các câu chuyện này truyền trong dân gian, cũng có một số ít chứng cứ cho quan điểm này, đặc biệt là dựa trên việc chữ "vu" (于) không được dùng rộng rãi trong suốt thời đại nhà Thanh, vì người ta thường dùng chữ "於".
Tiếp đó, phong tục của nhà Thanh là di chiếu sẽ được viết cả bằng tiếng Mãn Châu và tiếng Hán, mà tiếng Mãn Châu khó viết hơn, trong trường hợp này việc sửa di chiếu có lẽ khó khăn hơn.
Tuy nhiên, dù có nhiều nghi ngờ dấy lên khi mà di chiếu viết bằng tiếng Mãn bị thất lạc đâu đó và di chiếu bằng tiếng Hán, đang được lưu giữ trong viện Bảo tàng sử Trung Quốc, chỉ được ban bố 2 ngày sau cái chết của Khang Hy.
Một số nhà sử đưa ra giả thuyết rằng Ung Chính không thay đổi di chiếu nhưng đã viết một bản khác.

Những sự thật kinh ngạc về hoàng đế Khang Hy

(Kiến Thức) - Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất nhà Thanh khi lên ngôi từ khi còn là một đứa trẻ, có thời gian trị vì lâu...

Những sự thật kinh ngạc về hoàng đế Khang Hy
Nhung su that kinh ngac ve hoang de Khang Hy
Hoàng đế Khang Hy ( tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp) là con trai thứ 3 của Thanh Thế Tổ Thuận Trị hoàng đế, mẹ ông là Hiếu Khang Chương hoàng hậu Đông Giai thị. Ngay từ khi lên 5 tuổi, hoàng đế Khang Hy bắt đầu được dạy dỗ chu đáo do sớm bộc lộ sự thông minh và tinh thần ham học. 

Bí mật kinh hoàng việc Càn Long san phẳng bia mộ sủng thần

(Kiến Thức) - Phát hiện thơ mình nhờ sủng thần chấp bút được đưa vào thi tập của ông ta nên Càn Long đã nổi giận cho san phẳng bia mộ.

Bí mật kinh hoàng việc Càn Long san phẳng bia mộ sủng thần
Bi mat kinh hoang viec Can Long san phang bia mo sung than
Thẩm Đức Tiềm (1673-1769) tự Đính Sỹ, hiệu Quy Ngu, người Trường Châu là nhà thơ và là sủng thần dưới thời hoàng đế Càn Long. Cho mãi đến năm thứ tư Càn Long tức năm 1739 khi đã 67 tuổi mới đỗ tiến sĩ. Trong trường thi giữa bao nhân tài ông đã được hoàng đế Càn Long chú ý đến. 

Vén màn bí ẩn chuyện tráo đổi con chấn động cung đình xưa

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng chốn hoàng cung thâm nghiêm nhiều khi lại là nơi việc tráo đổi con lại dễ xảy ra hơn ở ngoài đời.

Vén màn bí ẩn chuyện tráo đổi con chấn động cung đình xưa
Những truyền kỳ trong cung đình Trung Quốc
Nói về chuyện cố tình tráo đổi con của người khác trong cung đình, dã sử Trung Quốc có hai câu chuyện điển hình. Một là vụ “Ly miêu hoán thái tử” thời Tống và hai là vụ đánh tráo con trai con gái thời Thanh.

Tin mới